Nám da – hậu quả tất yếu của da thường xuyên bị bào mòn

Màng da là lớp áo ngoài cùng làn da, xuất hiện ngay từ khi ta sinh ra và sẽ không tự nhiên mất đi, trừ khi có sự tác động, bào mòn từ tác nhân bên ngoài. Màng da bảo vệ làn da khỏi sự tác động của ánh nắng mặt trời, vi trùng, ngăn ngừa sự bốc hơi nước và dinh dưỡng ra bên ngoài cũng như ngăn nước dơ bẩn từ bên ngoài xâm nhập vào da. Khi da bị bào mòn là cơ hội để phát triển các bệnh lý về da trong đó có nám da.

Tại sao da yếu, bào mòn thường bị nám da?

Khi làn da bị bào mòn, da mất đi màng bảo vệ. Lúc này, ánh nắng trực tiếp chiếu thẳng lên da mà không có gì ngăn cản khiến các tế bào melanocyte bị suy yếu, rối loạn. Tế bào melanocyte – chính là tế bào quyết định màu da của ta. Khi đi nắng, melanocyte sẽ tiết ra sắc tố melanin nhằm bảo vệ da tránh khỏi tác hại của các tia UV, ngăn ngừa ung thư da và trở lại bình thường khi bạn không ra nắng.

Vì tế bào melanocyte bị hư tổn, rối loạn nên dù đang ở trong râm mát cũng liên tục tiết melanin hình thành nám trên bề mặt da. Do tế bào melanocyte rất kỵ nắng nên càng đi ra nắng, nám sẽ càng nổi lên nhiều và đậm màu hơn.

Trị nám bằng các loại kem bôi thoa hay lạm dụng laser, peel da cũng là nguyên nhân khiến nám bùng phát nặng hơn. Rất nhiều chị em đã trị da bị nám bằng các loại kem bôi thoa hay đi laser trị nám. Sau 1 thời gian ngắn có thể thấy nám mờ hẳn, da sáng mịn hơn trông thấy. Song kỳ thực đây là do lớp da bị bào mòn, da non bên dưới trông sẽ sáng hồng hơn. Tuy nhiên, da non vốn mỏng và yếu, dễ bị tổn thương nên chỉ cần ra nắng nám mọc lên ngày càng nhiều hơn.

Các chuyên gia cho biết, muốn dứt điểm nám, cần nuôi lại màng bảo vệ da đồng thời “huấn luyện” lại tế bào melanocyte, để nó hoạt động bình thường trở lại.

Nguyên nhân làm da bị bào mòn thường gặp

1. Da bị bào mòn do kem trộn

Hầu như ở Việt Nam, da bị bào mòn nhiều nhất là do dùng kem trộn trắng da – tức kem có chứa corticoid.

Nhưng #Corticoid là gì?

  • Corticoid được dùng trong một số dược phẩm với nồng độ cho phép để chống viêm, ngừa dị ứng. Sau này người ta phát hiện corticoid có tác dụng phụ là làm trắng da rất nhanh nên thêm vào trong nhiều loại mỹ phẩm (đặc biệt là kem trị nám, kem trắng da, kem lột tẩy, kem trị mụn) và gần như tất cả các loại kem trộn.
  • Tác hại lớn nhất của corticoid là gây nghiện khiến cho da bị phụ thuộc vào kem. Corticoid giữ nước và làm giãn mao mạch dưới da nên nhìn da trắng hơn. Corticoid cũng bào mòn da, lâu ngày da bị mỏng lộ gân máu làm nhiều người lầm tưởng là kem giúp da trắng hồng. Lúc mới sử dụng sản phẩm chứa corticoid thì thấy da rất đẹp, đẹp nhanh chóng. Các nốt mụn, nám, tàn nhang biến mất, da căng mịn màng, các khuyết điểm về da được giải quyết gần như triệt để.
  • Dùng càng lâu thì vấn đề càng xuất hiện, da mỏng yếu , nhạy cảm, teo da (do không còn giữ nước nữa). Đến khi ngưng sử dụng thì mụn nổi lên rất khủng khiếp, hoặc da trở nên xám xịt (thậm chí xám ngoét như bệnh nhân trị hóa chất), các vết nám kéo nhau quay trở lại còn nhiều hơn ban đầu.

2. Da bị bào mòn bởi các nguyên nhân khác

Bên cạnh việc da bị bào mòn do kem trộn, còn có các nguyên nhân khác khiến da trở nên nhạy cảm, bị tổn thương như:

  • Mụn: khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức khiến vi khuẩn P.acne sinh sôi sẽ khiến da bị mụn. Hoặc do các vấn đề nội tiết bên trong làm xáo trộn hoạt động của hooc-moon khiến mụn sinh sôi v.v… Nếu da trải qua quá trình bị mụn dai dẳng không dứt thì da dễ nhạy cảm với yếu tố bên ngoài. Việc sử dụng thuốc trị mụn quá thường xuyên cũng khiến da trở nên mỏng, khô, bong tróc v.v.
  • Do tia tử ngoại: khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng trong thời gian dài không có che chắn, các tia UV xâm lấn vào tế bào da gây ra những tổn thương về mặt thẩm mỹ (da đen, sạm) và tổn thương về cấu trúc da (collagen và elastin bị phá vỡ, khiến da trở nên lão hóa, yếu ớt).
  • Do mỹ phẩm: bên cạnh tổn thương nặng do kem trộn như mình nêu ở trên, thì việc lạm dụng mỹ phẩm, dùng mỹ phẩm không phù hợp với loại da cũng khiến da mất cân bằng độ pH, màng axit bảo vệ da bị phá vỡ, da trở nên dễ nhạy cảm hơn.

Chăm sóc và phục hồi da bị bào mòn

1. Làm Sạch – Cân Bằng

  • Nếu da quá mỏng, thấy cả mạch máu dưới da, khô rát… thì các chị có thể dùng nước muỗi pha loãng rửa mặt. Muốn tốt hơn nữa có thể dùng trà hoa cúc/hoặc hoa cúc khô (có bán ở quầy trà trong siêu thị) hòa với nước nóng để ấm rồi rửa mặt 2-3 lần/ngày.
  • Khi cần dùng sữa rửa mặt thì các chị nên chú ý đến cơ chế của sản phẩm. Nên chọn loại dạng sữa hoặc ít bọt. Không dùng sữa rửa mặt có chứa chất tẩy rửa mạnh như Sodium Lauryl Sulfat, Sodium dodecyl betaine sulfate…
  • Có thể dùng toner sau bước rửa mặt để cân bằng lại pH cho da. Tốt nhất là toner hoa hồng tự làm, không dùng toner có chứa cồn (Alcohol) vì dễ làm da khô hơn.

2. Phục Hồi – Tái Tạo

  • Dầu Dưỡng: nên chọn loại dịu nhẹ, nhiều dưỡng chất, dễ thấm vào da, không gây bí lỗ chân lông có tác dụng dưỡng da rất tốt.
  • Serum Tái Tạo và Phục Hồi Da Bị Bào Mòn: Có nhiều loại serum với công dụng khác nhau, như serum ngăn ngừa lão hóa, làm sáng da, trị mụn, phục hồi da bị bào mòn… Do tác động của các hoạt chất nồng độ cao mà serum sẽ mang đến hiệu quả vượt trội so với các sản phẩm dưỡng da thông thường. Đối với làn da bị bào mòn, thì dùng serum để phục hồi là sự lựa chọn thông minh và an toàn.
  • Dùng mặt nạ dưỡng da: Mặt nạ khá phù hợp với da bị bào mòn, da tổn thương, da nhạy cảm là mặt nạ yến mạch.

Các bạn cũng có thế tham khảo những liệu trình phục hồi da tại các thẩm mỹ viện, phòng khám uy tín. Để được tư vấn liệu trình phù hợp và khoa học. Đảm bảo hiệu quả và an toàn.

Leave a Reply

Your email address will not be published.