Khi nào mụn trứng cá tuổi dậy thì có thể kết thúc?

Có thể thấy mụn dậy thì hình thành là do sự thay đổi đột ngột hormone sinh dục của cơ thể trong giai đoạn phát triển. Do vậy, sau giai đoạn dậy thì, nội tiết tố sẽ trở về trạng thái ổn định hơn vì vậy mà mụn cũng giảm đi đáng kể. Vậy giai đoạn kết thúc mụn trứng cá tuổi dậy thì diễn ra khi nào?

Nguyên nhân gây mụn trứng cá tuổi dậy thì?

Thiếu niên tuổi dậy thì dễ bị mụn trứng cá (mụn bọc, mụn mủ, mụn viêm, đầu đen,…) vì đây là giai đoạn có sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Thời điểm này, cơ thể trẻ gia tăng lớn hormone giới tính (androgen) dẫn tới kích thích tuyến nhờn hoạt động mạnh tiết ra nhiều bã nhờn dư thừa gây bít lỗ chân lông.Tình trạng này kéo dài làm viên nhiễm, tạo điều kiện để vi khuẩn Propionibacterium Acnes cư trú và phát triển sản sinh ra mụn.

Ngoài ra, một số tác nhân nữa gây mụn trứng cá ở lứa tuổi dậy thì như:

  • Vệ sinh da mặt không sạch sẽ
  • Lạm dụng mỹ phẩm trang điểm
  • Thường xuyên thức khuya
  • Chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học
  • Tâm lý thường xuyên bị căng thẳng, stress, lo âu,..

Mụn dậy thì khi nào mới hết?

Có thể thấy mụn dậy thì hình thành là do sự thay đổi đột ngột của cơ thể trong giai đoạn phát triển của trẻ về hormone sinh dục. Do vậy, sau giai đoạn dậy thì, nội tiết tố sẽ trở về trạng thái ổn định hơn vì vậy mà mụn cũng giảm đi đáng kể. Nam giới thường kết thúc mụn tuổi dậy thì từ 19 tuổi và nữ giới sớm hơn là từ 17 tuổi.

Tuy nhiên điều này cũng sẽ phụ thuộc rất nhiều vào cơ địa của từng người, có người mụn sẽ tự hết nhưng không ít người vẫn bị mụn “đeo bám” mãi nếu không áp dụng cách điều trị nào.

Theo nghiên cứu khoa học, có hơn 30% tỷ lệ trẻ sau giai đoạn dậy mụn không những không mất đi mà còn phát triển ở mức độ nặng hơn gây tổn thương nghiêm trọng tới tế bào da, làm ảnh hưởng tới thẩm mỹ là tâm lý của trẻ. Do vậy khi xuất hiện mụn trứng cá tuổi dậy thì, các bạn nên chủ động lựa chọn phương pháp điều trị để sớm thoát khỏi tình trạng này.

Những sai lầm thường gặp khi trị mụn tuổi dậy thì khiến bệnh tái phát nhiều lần

Mụn trứng cá ở tuổi dậy thì không quá khó để điều trị. Tuy nhiên, thực tế không ít đối tượng bị mụn trứng cá mặc dù có điều trị song vẫn không hết, hoặc tái phát nhiều lần, thậm chí xuất hiện với mức độ nghiêm trọng hơn là do mắc phải những sai lầm như:

Thói quen nặn mụn trứng cá tại nhà

Đây là một trong những sai lầm nghiêm trọng gây ra tình trạng điều trị mụn mãi nhưng vẫn không khỏi. Nặn mụn sai cách không chỉ gây sưng đỏ mà còn vô tình làm vi khuẩn ở tay lây nhiễm lên các nốt mụn, đi vào vết thương, gây nhiễm trùng và để lại nhiều thâm sẹo.

Lạm dụng quá nhiều phương pháp điều trị

Mụn xuất hiện trên da mặt khiến nhiều bạn cảm thấy khó chịu và mất tự tin nên đã tìm mọi phương pháp điều trị nhằm mục đích loại bỏ mụn nhanh nhất. Điều này đã dẫn tới tình trạng nhiều bạn lạm dụng nhiều phương pháp một lúc khiến làn da bị kích ứng, gây tổn thương nghiêm trọng hơn.

Điều trị không kết hợp với chăm sóc da hàng ngày

Các nang lông hàng ngày phải đối mặt với rất nhiều tác nhân như bã nhờn, da chết,… Nếu bạn chỉ chăm chú tới việc điều trị mà không chăm sóc da, không vệ sinh da mặt sạch sẽ hoặc vệ sinh nhưng không đúng cách cũng sẽ làm bít lỗ chân lông, tạo điều kiện để vi khuẩn mụn cư trú và sản sinh.

Chọn sản phẩm chăm sóc da không phù hợp

Đây cũng là một sai lầm thường gặp ở nhiều bạn trẻ. Việc lựa chọn sản phẩm chăm sóc da như kem chống nắng, sữa rửa mặt,.. không phù hợp khiến da bị kích ứng từ đó dẫn tới tình trạng mụn xuất hiện nhiều hơn dù đã áp dụng nhiều cách điều trị.

Những thói quen trên đây không chỉ khiến “cơn mưa mụn” không dừng lại mà còn khiến tình trạng mụn nặng hơn. Do vậy, để trị mụn hiệu quả các bạn cần tránh những sai lầm trên đây.

Leave a Reply

Your email address will not be published.