Chăm sóc và phòng ngừa cho da nhạy cảm

Da nhạy cảm là một hiện tượng ngày càng phổ biến ở xã hội hiện đại. Cùng với việc sử dụng mỹ phẩm ngày càng nhiều tỷ lệ người mắc phải da nhạy cảm càng tăng. Da nhạy cảm là loại da rất khó chăm sóc. Vì vậy da nhạy cảm cần chú trọng việc phòng ngừa. Trong đó lựa chọn mỹ phẩm thích hợp và các điều cần tránh là điều thiết yếu. Việc hiểu biết về da nhạy cảm giúp bác sĩ và bệnh nhân lựa chọn được sản phẩm điều trị. Và chăm sóc da phù hợp, tránh làm nặng thêm tình trạng da.

Khái niệm về da nhạy cảm

Có nhiều định nghĩa khác nhau về da nhạy cảm. Trong đó định nghĩa da nhạy cảm khái quát nhất là: tình trạng cảm giác châm chích, nóng rát, căng kéo (đôi khi thấy đau hoặc ngứa) khi da phản ứng quá mức với các tác động bên ngoài như tác nhân vật lý (ánh sáng, tia cực tím, môi trường nóng, lạnh…), hóa học (hóa mỹ phẩm, xà phòng, tác nhân ô nhiễm…). Hoặc với các tác nhân bên trong cơ thể như yếu tố cơ địa, nội tiết (chu kỳ kinh nguyệt), tâm lý (stress)… dù không có bệnh lý thực thể nào.

Khái niệm da nhạy cảm
Khái niệm da nhạy cảm

Nguyên nhân gây nên sự nhạy cảm của da

Các yếu tố ảnh hưởng đến độ nhạy cảm của da rất đa dạng, bao gồm yếu tố nội sinh và ngoại sinh:

–  Nội sinh: di truyền, bệnh đi kèm

–  Ngoại sinh: yếu tố môi trường, mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da

Yếu tố di truyền

Yếu tố di truyền được chia thành hai phần gồm yếu tố chủ thể và yếu tố cấu trúc da. Về yếu tố chủ thể gồm giới nữ, người châu Á, trẻ tuổi, dễ bị ửng đỏ hay nóng bừng mặt, yếu tố nội tiết, vị trí giải phẫu (vùng mặt – nếp mũi má). Yếu tố cấu trúc da bao gồm lớp sừng mỏng/bị phá vỡ, giảm giữ nước, tăng phân bố thần kinh ở thượng bì, tăng tuyến mồ hôi, giảm Sphingolipids, tăng lipid trung tính, tăng mất nước qua thượng bì.

Mỹ phẩm và sản phẩm chăm sóc da

Việc sử dụng mỹ phẩm và các sản phẩm chăm sóc da chứa alcohol, propylene glycol butylene glycol, cocamidopropylbetaine, triethanolamine, resorcine, trichloroacetic acid và alpha hydroxy acid có thể làm xấu đi tình trạng da nhạy cảm.

Corticosteroid thoa lan da càng mỏng manh và gây ra hồng ban tại chỗ mạn tính. Có thể khởi phát triệu chứng da nhạy cảm và giảm khả năng dung nạp mỹ phẩm. Tiếp xúc với tia UVA và các liệu pháp khác như liệu pháp ánh sáng, mài mòn da, laser tái tạo bề mặt và săn chắc da đều có thể làm trầm trọng thêm da nhạy cảm.

Da nhạy cảm do dùng mỹ phẩm
Da nhạy cảm do dùng mỹ phẩm

Yếu tố môi trường

Các tác nhân vật lý như nóng – lạnh, ánh nắng, gió, máy lạnh và ô nhiễm môi trường đều có thể khởi phát phản ứng nhạy cảm ở da. Những yếu tố khác liên quan đến lối sống bao gồm: chế độ ăn nhiều đồ cay, cà phê, rượu, thói quen vệ sinh da, tắm quá mức, lạm dụng sản phẩm chăm sóc da và tiếp xúc với các hóa chất trong môi trường làm việc.

Yếu tố môi trường tác động lên da nhạy cảm
Yếu tố môi trường tác động lên da nhạy cảm

Phân loại da nhạy cảm

Dựa trên mức độ của các triệu chứng lâm sàng và các yếu tố kích hoạt. Willis và de Lacharrière lại chia da nhạy cảm làm ba nhóm:

(1) nhóm da quá nhạy cảm với mọi loại tác nhân bao gồm cả tác nhân ngoại sinh như mỹ phẩm, môi trường và cả các tác nhân nội sinh. Triệu chứng có thể cấp tính hoặc kéo dài dẫn đến những ảnh hưởng về mặt tâm lý.

(2) da nhạy cảm với các tác nhân gây kích ứng tại chỗ đặc biệt là mỹ phẩm. Biểu hiện thường nhẹ hơn và thường chỉ giới hạn ở một số mỹ phẩm xác định.

(3) da nhạy cảm với môi trường bên ngoài, phản ứng với nóng và thay đổi nhiệt độ nhanh. Da thường khô, mỏng và ửng đỏ.

Phòng ngừa và chăm sóc da nhạy cảm

Để chăm sóc và phòng ngừa cho da nhạy cảm nên có chế độ vận động hợp lý. Chế độ ăn uống cân bằng: bổ sung dầu hạt lanh (flaxseed oil), antioxidants, ngủ đủ giấc, hạn chế stress, sống lạc quan. Chú ý:

Phòng ngừa

  • Hạn chế không dùng nhiều mỹ phẩm cùng lúc
  • Lựa chọn mỹ phẩm chuyên dành cho da nhạy cảm
  • Lựa chọn những sản phẩm không có mùi thơm
  • Tránh dùng xà phòng
  • Dùng các lotion làm sạch không rửa lại
  • Lau qua các vùng da khô nhẹ nhàng bằng giấy mỏng, không dùng sợi cotton.
  • Hạn chế dùng bia rượu, cà phê, thức ăn cay nóng
Phòng ngừa da nhạy cảm
Phòng ngừa da nhạy cảm

Chăm sóc da nhạy cảm

  • Ngưng bôi ngay nếu bất kỳ mỹ phẩm nào gây nóng rát, khó chịu
  • Sau 3-6 tháng ngưng dùng mỹ phẩm, có thể thử dùng lại lần lượt từng sản phẩm với khoảng cách 1-2 tuần.
  • Lưu ý không loại trừ nguy cơ bị kích ứng trở lại
  • Chọn sản phẩm làm sạch dành cho da nhạy cảm
  • Chọn dầu gội không chứa chất làm sạch gây kích ứng
  • Tránh dùng mặt nạ tẩy da chết hay làm sạch quá mức
  • Bảo vệ da tránh ra nắng, gió, hơi nóng hoặc thay đổi nhiệt độ đột ngột
  • Thận trọng khi sử dụng chế phẩm chứa AHAs, retinoid
  • Thoa kem dưỡng ẩm nhiều lần trong ngày nếu phải thường xuyên khi ở trong phòng máy lạnh hoặc điều kiện khí hậu khô nóng
Chăm sóc tốt cho da nhạy cảm
Chăm sóc tốt cho da nhạy cảm

Bệnh nhân có làn da nhạy cảm được khuyên nên đến bác sĩ Da liễu khi da trở nên nhạy cảm. Và không được cải thiện bằng các biện pháp chăm sóc thông thường. Hoặc khi các triệu chứng nhạy cảm quá mức trở nên nặng nề như ngứa, bỏng rát, đỏ, sưng phù, mụn nước, bóng nước…

Leave a Reply

Your email address will not be published.