Mụn dậy thì là vấn đề về da thường gặp phải ở tuổi thanh thiếu niên. Tuy nhiên nhiều bạn vẫn phải sống chung với mụn nhiều năm sau tuổi dậy thì. Nguyên nhân do đâu? Vấn đề nằm ở giai đoạn chăm sóc khi da mụn tuổi dậy thì. Chăm sóc không đúng cách sẽ có nguy cơ viêm nhiễm. Phát sinh các loại mụn viêm nhiễm, nguy hiểm hơn và để lại di chứng lâu dài.
Vậy đâu là phương pháp chăm sóc da tuổi dậy thì đúng cách? Hãy cùng Phòng khám Hana tìm hiểu về điều này.
Làm sạch đúng cách
Rửa sửa rửa mặt vào buổi sáng lúc vừa ngủ dậy và mỗi tối trước khi đi ngủ là điều bắt buộc. Bạn nên đưa vào thời khóa biểu sinh hoạt của mình. Việc làm này sẽ giúp lấy sạch bụi bẩn, bã nhờn, tế bào chết. Làm cho lỗ chân lông luôn thông thoáng để không tạo cơ hội cho mụn xuất hiện. Rửa mặt cũng là bước quan trọng, chuẩn bị cho việc da hấp thụ dưỡng chất từ các loại kem dưỡng hoặc kem đặc trị mụn. Song bạn lưu ý không nên rửa mặt quá 2 lần/ngày chỉ vì thấy da đổ dầu nhiều. Làm vậy, làn da sẽ tiết ra nhiều dầu hơn, phản tác dụng.
Sản phẩm rửa mặt mà bạn chọn cũng cần phù hợp với loại da. Đối với làn da thường và khô, các loại sữa rửa mặt dịu nhẹ sẽ giúp làm sạch nhẹ nhàng. Với làn da “khó ưa” hơn như da mụn, hãy chọn loại gel rửa mặt có chứa các thành phần thiên nhiên an toàn, lành tính. Nó không chỉ làm sạch mọi bụi bẩn trên da mà còn mang đến khả năng ngăn ngừa mụn tối ưu.
Sữa rửa mã dịu nhẹ, không chứa dầu (oil free) sẽ giúp làm sạch da. Thông thoáng lỗ chân lông và ngăn ngừa mụn trứng cá. Có thể lựa chọn những sản phẩm chứa các thành phần như benzoyl peroxide, salicylic acid, glycolic acid hay beta-hydroxy acid.
Đừng quên tẩy tế bào chết cho da 1 lần/tuần để giúp da tái sinh tế bào mới, trở nên hồng hào và khỏe mạnh hơn.
Phải dưỡng ẩm cho da
Chất làm ẩm đặc biệt dùng cho điều trị mụn trứng cá có khả năng giảm độ khô và cảm giác châm chích khi dùng các thuốc BPO,do đó cải thiện sự tuân thủ điều trị. Nếu bạn đang dùng các thuốc điều trị mụn gây khô da.
Đề xuất chung là sử dụng chất dưỡng ẩm một lần một lần mỗi ngày vào buổi sáng.
Dưỡng ẩm thích hợp ngay sau khi làm sạch da mặt chính là bước quan trọng nhất giúp điều tiết nhờn cho da mụn. Nên ưu tiên chọn sản phẩm dạng dung dịch (lotion).
Chon kem dưỡng ẩm da thích hợp cho da mụn. Gốc nước không chứa dầu (oil-free), comedogenic (không tại nhân mụn), không hương liệu. Không quá nặng và không tắc nghẽn lỗ chân lông.
Lưu ý không nên sử dụng kem dưỡng ẩm trước kem đặc trị mụn vì nó ngăn cản sự thẩm thấu và phát huy của kem mụn.
Bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm có kèm thêm thành phần kháng viêm, tiêu nhân mụn. Các thành phần phổ biến trong mỹ phẩm dành cho da mụn được kể đến như: Salicylic acid, cây hạt phỉ, tràm trà, mật ong…
Kem chống nắng là bước bắt buộc
Đây là bước các bạn tuổi dậy thì thường bỏ qua nhất. Thứ nhất là do sự chủ quan của các bạn, hai là do bận rộn trong việc học không có thời gian. Nhưng các bạn hãy cố gắng thay đổi thói quen này. Bước chống nắng rất quan trọng, giúp da bạn chống lão hóa, ngăn ngừa ung thư da. Hãy tìm sử dụng các sản phẩm chống nắng không chứa gốc dầu. Thoa ít nhất 20 phút trước khi ra ngoài và thoa lại sau 2 tiếng các bạn nhé.
Cẩn thận khi trang điểm
Là da ở tuổi của các bạn vẫn còn yếu và khá nhạy cảm. Chính vì vậy hãy cân nhắc thật kỹ trước khi sử dụng bất kỳ sản phẩm trang điểm nào. Việc sử dụng mỹ phẩm không phù hợp loại da, hay không chất lượng. Sẽ góp phần làm lỗ chân lông ách tác, da yếu hơn, kích ứng và hủy hoại làn da. Chính là nguyên nhân gây mụn.
Đối với làn da đã bị mụn lại càng nên cẩn thận hơn trong vấn đề trang điểm. Song có một thực tế là, bạn càng cố gắng dùng phấn để che những đốm mụn bao nhiêu, tình trạng mụn càng trở nên tồi tệ bấy nhiêu. Do vậy, bạn cần hạn chế tối đa việc trang điểm khi da bị mụn để giúp da mau hồi phục.
Lời khuyên dành cho bạn là chọn những sản phẩm dành riêng cho da mụn bởi chúng có chứa các thành phần có thể hỗ trợ bạn trị mụn.
Chế độ dinh dưỡng: nên và không nên ăn
Khi bị mụn trứng cá tuổi dậy thì các bạn nên kiêng ăn một số thực phẩm dưới đây. Vì chúng đóng vai trò quan trọng trong việc phát sinh mụn.
Đường, chất béo và mụn trứng cá
Việc tiêu thụ thường xuyên, lâu dài các bữa ăn có đường huyết cao, làm tăng nồng độ insulin. Có thể gây ra chứng tăng insulin máu mạn tính và kháng insulin. Thúc đẩy sự gia tăng và chết theo chương trình của các tế bào sừng. Các tế bào sừng chết đi không được vệ sinh hết sẽ gây tắc lỗ chân lông tạo mụn trứng cá.
Sữa và mụn trứng cá
Người ta nhận thấy mối quan hệ cùng chiều giữa việc tiêu thụ sữa và sự phát triển của mụn. Đi từ những ảnh hưởng chuyển hóa của sữa. Có thể là do các hormon và các phân tử hoạt tính sinh học có trong sữa.
Sữa bò làm tăng cả số người bị mụn trứng cá và mức độ nghiêm trọng của nó. Sữa bò làm tăng các hormone sinh dục nam, làm tăng mức insulin giống như các loại thực phẩm làm tăng lượng đường trong máu khác.
Chắc hẳn rất nhiều bạn đang uống sữa để bổ sung dinh dưỡng. Tăng chiều cao, cân nặng trong thời gian dậy thì. Thì hãy thay thế sữa tươi có đường bằng sữa không đường nhé.
Chất Iod và mụn trứng cá
Những người dễ bị mụn trứng cá, iodine bài tiết qua các tuyến bã nhờn có thể gây kích thích nang lông tuyến bã và góp phần làm bùng phát mụn.
Trên thực hành lâm sàng, chúng ta thấy một số thuốc có thể gây phát ban dạng trứng cá, trong số đó có các thuốc chứa chất iod.
Các bài viết liên quan: