Các bệnh về da do tiếp xúc mỹ phẩm kém chất lượng

Sở hữu một làn da đẹp là điều mà bất cứ chị em nào cũng đều mong ước. Tuy nhiên, không phải ai cũng có làn da đẹp sẵn như mong đợi. Chính vì thế, mỹ phẩm là lựa chọn tối ưu nhất đối với việc làm đẹp của chị em. Tuy nhiên, khi sử dụng mỹ phẩm, nhiều chị em lại gặp phải tình trạng bệnh da dị ứng dẫn tới việc làm đẹp không thành mà lại còn gây ra nhiều tác hại cho làn da gốc.

Mỹ phẩm đã phần nào không thể thiếu được đối với phái đẹp: Đánh má hồng, kẻ mắt, to son…– Đã trở thành việc làm thường có của nhiều chị em hàng ngày. Tuy vậy nhiều khi chỉ một sơ suất nhỏ trong việc dùng kem, phấn, mà dẫn tới hậu quả tai hại. Hoặc cảm thấy càng ngày da mình càng không được vừa ý mà cố tình sử dụng các dạng mỹ phẩm công dụng nhanh.

Các bệnh về da do tiếp xúc mỹ phẩm kém chất lượng
Các bệnh về da do tiếp xúc mỹ phẩm kém chất lượng

Hiểu rõ về mỹ phẩm

Mỹ phẩm, là những chất hoặc sản phẩm được dùng để trang điểm hoặc thay đổi diện mạo hoặc mùi hương cơ thể người. Nhiều mỹ phẩm được thiết kế để sử dụng cho mặt và tóc, cơ thể. Chúng thường là hỗn hợp các hợp chất hóa học. Một số xuất phát từ nguồn gốc tự nhiên (như dầu dừa) và một số được tổng hợp. Các loại mỹ phẩm phổ biến gồm có son môi, mascara, phấn mắt, kem nền, phấn má hồng, phấn phủ, sữa rửa mặt và sữa dưỡng thể, dầu gội, sản phẩm tạo kiểu tóc (gel vuốt tóc, gôm xịt tóc,…), nước hoa. Mỹ phẩm thường được thoa lên mặt để làm nổi bật diện mạo nên còn được gọi là đồ trang điểm hay đồ hóa trang.

Tại Hoa Kỳ, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) (kiểm soát mỹ phẩm). Định nghĩa mỹ phẩm là “chất dùng để bôi thoa vào cơ thể người nhằm tẩy sạch, tô điểm, tăng cường độ thu hút hoặc thay đổi diện mạo mà không ảnh hưởng đến cấu trúc hoặc chức năng của cơ thể”. Định nghĩa rộng này bao gồm bất kỳ chất liệu nào được sử dụng làm thành phần của một sản phẩm mỹ phẩm. FDA đặc biệt loại trừ xà phòng khỏi danh mục này.

Dựa vào công dụng của mỹ phẩm cũng có thể tự phân chia mỹ phẩm thành 2 dạng chính. Sản phẩm chăm sóc: sửa rửa mặt, serum, sữa tắm, chống nắng, son dưỡng môi…. Sản phẩm trang điểm (hóa trang): son môi, phấn nền, phấn mắt, thuốc nhuộm…

Hiểu rõ về mỹ phẩm
Hiểu rõ về mỹ phẩm

Các nguyên nhân gây dị ứng, kích thích cho da khi dùng mỹ phẩm

Nguyên nhân có thể do cơ thể đã phản ứng với kháng nguyên của mỹ phẩm. Phản ứng thường sảy ra từ thể nhẹ: rát, đỏ, ngứa, phù mặt gây khó chịu chỉ vài ngày sau nếu không dùng lại mỹ phẩm sễ hết. Phản ứng mạnh hơn có thể nề mi mắt, viêm kết mạc, ho, hen, sốc anaphylaxi. Hoặc có trường hợp viêm da do tiếp xúc, eczema tiếp xúc làm mặt phù nề, chảy nước xuất dịch nhiều làm đau đớn, bệnh nhân không đi lại được ảnh hưởng đến niềm vui và công tác.

Từ 10 năm trở lại đây bệnh da do tiếp xúc với mỹ phẩm ngày một tăng, lý do đơn giản là ngày nay điều kiện kinh tế tương đối bớt khó khăn, hơn nữa số lượng mỹ phẩm ngày càng nhiều, càng sẵn có trên thị trường do đó khả năng dị ứng với kháng nguyên thường có trong mỹ phẩm ngày càng tăng.

Theo bác sĩ La Chariae (1995) điều tra trên 3300 phụ nữ từ 18 tuổi trở lên thì thấy rằng: khi dùng mỹ phẩm có 51% có cảm giác da nhạy cảm (nóng, rát, đỏ) 30 % có cảm giác vừa phải bình thường, không thấy gì, 10% có phản ứng với mỹ phẩm. Đây là một tỷ lệ đáng lưu ý.

Kháng nguyên gây nên phản ứng của da có nhiều loại, người ta hay gặp nhất là các thương hiệu như dầu thơm (hoa nhài tự nhiên,Fragance, Baume de Perou, Colophan, Fragracemix); các chất bảo quản Kathon C. G, hoặc Parabens, Fomạdehyde, Dowicil 200, Euxyl K 400, acid sorbique alcobbenzylique, thyomrol, … và các tá dược: Lanoline, Propylènne glycol, Glycénrin, crotein Q Eneyl 400, …

Các nguyên nhân gây dị ứng, kích thích cho da khi dùng mỹ phẩm
Các nguyên nhân gây dị ứng, kích thích cho da khi dùng mỹ phẩm

Các trường hợp bệnh thường gặp do mỹ phẩm gây nên

Thường gặp nhất các bệnh do mỹ phẩm gây nên là:

  • Nhuộm tóc gây đỏ da viền rìa tóc, sau đó có thể gây phù nề mặt, da đầu rớm dịch, thậm chí thành kiểu ban đỏ dạng.
  • Bệnh do sơn móng tay: vùng rìa móng chân, móng tay viêm đỏ gây viêm quanh móng, giòn móng.
  • Bệnh do sữa tắm, son môi, do kem phấn cũng thường sảy ra làm da đỏ, nhiều vảy trắng, xù xì, viêm da đầu hoặc đỏ mặt.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Sau khi bôi mỹ phẩm từ 1 – 7 ngày da sẽ bị căng lên, đỏ, rát hoặc đau, khó chịu, đôi khi có thể sưng lên ở vùng bôi mỹ phẩm hoặc lan rộng ra cả các vùng da cận kề. Nếu cứ tiếp tục dùng mỹ phẩm, da trở nên khô, bong vảy, có thể nứt nẻ.
  • Viêm da tiếp xúc dị ứng: Thường phản ứng viêm da xảy ra vài giờ đồng hồ hoặc vài ngày sau dùng mỹ phẩm. Da bị khó chịu sau đó ngứa, rồi nổi các mụn nước nhỏ li ti như đầu đinh ghim tập trung thành từng đám.
  • Các tác dụng phụ muộn: Sau thời gian vài tháng thậm chí hằng năm mới xuất hiện các biểu hiện không mong muốn: Trứng cá do mỹ phẩm, sạm da, da xỉn màu, thô ráp, lỗ chân lông giãn rộng…
Các trường hợp bệnh thường gặp do mỹ phẩm gây nên
Các trường hợp bệnh thường gặp do mỹ phẩm gây nên

Khắc phụ tình trạng 

Để tránh hiện tượng viêm da do mỹ phẩm gây nên cần thiết phải xem da mình có bị phản ứng với loại kem phấn, nước gội đầu, nước tắm … mình sắp dùng không?

Khắc phục các tác dụng phụ của mỹ phẩm: Lựa chọn các mỹ phẩm phù hợp da và bôi thử một diện tích nhỏ da vùng mặt (khoảng 1 – 2cm2) trong 5 – 7 ngày nếu không có phản ứng gì thì mới bôi rộng ra cả mặt hoặc toàn cơ thể.

Nên dùng các mỹ phẩm còn hạn sử dụng, rõ nguồn gốc, xuất xứ. Khi không có yêu cầu phải trang điểm thì các bạn nên rửa mặt sạch, để mặt mộc không bôi gì cho da thoáng mát. Trả lại sự hô hấp bình thường qua da nhất là thời gian ban đêm.

Leave a Reply

Your email address will not be published.