Bạn cần biết – Những lưu ý khi nặn mụn tại nhà

Khi bị nổi mụn, nhiều người thường dùng tay hoặc các dụng cụ để nặn mụn tại nhà. Tuy nhiên, để da không bị tổn thương và để lại thâm mụn hay dẫn đến viêm nhiễm do nhiễm trùng. Bạn cần bỏ túi ngay các lưu ý nặn mụn tại nhà sau:

Lưu ý khi nặn mụn tại nhà
Lưu ý khi nặn mụn tại nhà

Cơ chế hình thành mụn

Bề mặt da của chúng to có 20,000 lỗ chân lông. Trong đó bao gồm các nang lông và tuyến bã nhờn. Thông thường, tuyến bã nhờn trong da sẽ tiết ra dầu giúp da không bị khô.

Tuy nhiên, nếu các lỗ chân lông bị tắc nghẽn do các tế bào da chết hoặc các hạt bẩn. Các loại dầu bôi trơn không thể thoát khỏi bề mặt da và sẽ tạo thành mụn bên trong lỗ chân lông. Vi khuẩn hình thành bên trong các lỗ chân lông sẽ gây ra viêm nhiễm cũng như đau đớn và khó chịu.

Thực trạng nặn mụn tại nhà

Hầu hết, chị em chúng mình đều có thói quen nặn mụn ngay khi mụn mới “trồi lên” bề mặt. Lúc đó mụn còn non chưa có nhân mụn nên rất khó nặn dẫn đến thâm sẹo hoặc viêm nặng hơn.

Khi nặn mụn, nhiều người thường dùng tay để nặn. Nhưng bàn tay lại là nơi chứa rất nhiều vi khuẩn, khiến cho chúng dễ dàng xâm nhập vào vết thương sau khi nặn mụn, dẫn tới nhiễm trùng nặng và da lâu lành hơn.

Sử dụng các dụng cụ tự phát, không hợp vệ sinh để nặn mụn gây viêm nhiễm và tổn thương da.

Lưu ý khi nặn mụn tại nhà
Lưu ý khi nặn mụn tại nhà

Nguy cơ tiềm ẩn

Nhiễm trùng: nhiễm trùng da sẽ là hậu quả trực tiếp khi bạn cố nặn mụn trứng cá

Lây lan mụn: thực tế việc nặn mụn có thể đóng góp vào sự lây lan của mụn trên da mặt bạn.

Đau: mụn có thể mọc ở những chỗ rất nhạy cảm, nhiều dây thần kinh hoặc ở những vị trí khó nặn. Nếu bạn cố gắng nặn có thể phải chịu những cơn đau đớn khủng khiếp

Thâm sẹo: Sẹo là một trong những dấu hiệu dễ thấy nhất khi bạn sử dụng các sản phẩm và công cụ làm đẹp không phù hợp với loại da của bạn

Nặn mụn tại nhà
Nặn mụn tại nhà

Những lưu ý bạn cần biết

  • Nếu nghi ngờ mình mọc các loại mụn độc thì hãy đến ngay cơ sở y tế. Để được các bác sĩ chuyên khoa nặn mụn đúng kỹ thuật, an toàn và tư vấn hiệu quả sau khi nặn.
  • Nếu bạn tự nặn các mụn lành thì nên nhớ. Khi mụn mới hình thành, tuyệt đối không dùng tay sờ lên nốt mụn. Bởi điều đó sẽ khiến vùng da mụn nhiễm khuẩn nặng hơn.
  • Khi mụn chín (xuất hiện đầu trắng, hơi ngả vàng) thì có thể tiến hành nặn mụn
  • Vệ sinh tay và dụng cụ bằng nước sôi hoặc dung dịch sát trùng trước khi nặn. Tuyệt đối không dùng ngón tay hoặc móng tay nặn mụn.
  • Cuối cùng phải rửa mặt lại bằng nước sau khi nặn mụn.
  • Nên nặn mụn buổi tối để da có thời gian nghỉ ngơi và tránh bụi bẩn tác động.
Vệ sinh trước và sau nặn mụn
Vệ sinh trước và sau nặn mụn

5 bước nặn mụn đúng chuẩn tại nhà

Làm sạch mặt và tay

Khử trùng dụng cụ nặn mụn

Dùng dụng cụ nặn nhẹ vào vết mụn

Vệ sinh da sạch sau nặn mụn

Bôi thuốc trị mụn quanh vùng vừa nặn

Nặn mụn chuẩn y khoa
Nặn mụn chuẩn y khoa

Leave a Reply

Your email address will not be published.