Da cháy nắng là hiện tượng da chịu tác động xấu từ ánh nắng mặt trời gay gắt và gây ra những ảnh hưởng thể hiện rõ rệt trên da. Tuy nhiên, có rất nhiều người xem nhẹ hiện tượng này và để da tự lành lại. Đồng thời, có rất nhiều người không có che chắn, sử dụng kem chống nắng khi ra ngoài làm việc hay đi du lịch. Vì vậy trong bài viết này chúng ta hãy cùng tìm hiểu về những hậu quả của việc cháy nắng trên da.
Bạn có thể tham khảo thêm:
Cách nhận biết nám nắng và các mức độ ảnh hưởng
Nguyên nhân nào khiến làn da bị cháy nắng?
Nguyên nhân đầu tiên gây nên tình trạng cháy nắng và xỉn màu mà ai cũng biết đến đó là do tia cực tím từ ánh nắng mặt trời tác động lên da và làm hư hại đi các sợi collagen và elastin tồn tại ở lớp trung bì và hạ bì. Khi tiếp xúc trực tiếp với tia cực tím trong một khoảng thời gian dài khiến cho lớp biểu bì của da bị tổn thương, dẫn đến hiện tượng đỏ da, cháy nắng.
Không những thế, tia cực tím còn là nguyên nhân gây ra các bệnh ung thư biểu mô tế bào vảy và ung thư biểu mô tế bào đáy.
Đồng thời trong ánh nắng mặt trời còn có sự góp mặt của tia UVA – thủ phạm làm hỏng kết cấu tế bào da, gây lão hóa sớm và gây nên u hắc tố (một loại ung thư da nguy hiểm có thể dẫn đến tử vong rất cao).
Hậu quả nghiêm trọng khi cháy nắng?
Các nghiên cứu khoa học kết luận rằng khi tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời thì làn da của bạn sẽ bị chịu tác động mạnh của 2 loại tia cực tím UVA/UVB với các triệu chứng như sau:
+ Đỏ da: Phơi nhiễm trực tiếp với tia cực tím quá lâu khiến cho các mao mạch máu bị vỡ, giãn, gây đỏ rát khó chịu, tiềm ẩn khả năng mắc phải bệnh Rosacea rất cao.
+ Da không đều màu: Tia UVA tác động lên da khiến da sản sinh các hắc sắc tố Melanin dẫn đến da bị sạm màu, xuất hiện nám, tàn nhang và đốm nâu.
+ Xuất hiện nhiều đường nhăn và nếp nhăn: Biến đổi dễ nhận thấy khi các sợi collagen và Elastin của da bị phá vỡ bởi tia cực tím, khiến cho quá trình lão hóa da xảy ra nhanh chóng hơn.
+ Da khô sạm: Cháy nắng khiến cho làn da bị mất nước nghiêm trọng, dễ bị bong tróc và chảy máu.
+ Gây ung thư da: Tia cực tím ảnh hưởng sâu vào các tế bào da , gây ưng thư da và các vấn đề khác. Bệnh về da có thể dẫn đến tử vong.
Độ tuổi nào dễ bị ung thư da?
Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời có thể làm hỏng các tế bào da và làm tăng nguy cơ ung thư da ở mọi lứa tuổi. Càng trẻ tuổi, nguy cơ này càng cao. Nghiên cứu ở Mỹ cho thấy, những phụ nữ bị cháy nắng phồng rộp da trong độ tuổi 15 – 20 có khả năng bị ung thư da cao hơn 80% so với những người khác.
Phơi nhiễm sớm nguy hiểm hơn bởi bạn có một khoảng thời gian dài hơn để tia cực tím tác động đến các tế bào da, cuối cùng có thể dẫn đến ung thư da. Đó là lý do tại sao việc bảo vệ da cho trẻ nhỏ là điều cực kỳ quan trọng. Cha mẹ nên cho trẻ dùng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên. Kem chống nắng nên được bôi lại sau khi trẻ ra ngoài vài giờ hoặc sau khi trẻ đi bơi.
Ung thư da có dấu hiệu từ những sự bất thường nhỏ
Hầu hết những người bị ung thư da có ung thư tế bào đáy hoặc tế bào vảy, thường dễ điều trị nhưng rất tốn kém. Nếu bạn phát hiện thấy sự bất thường trên da như vết loang, đốm hoặc vết loét mới nào đó mà bạn không thể chữa lành trong vài tuần, tốt nhất hãy đi khám. Tương tự như vậy, hãy xem xét những thay đổi về màu sắc, hình dạng hoặc kích thước của nốt ruồi trên da – đó cũng có thể cảnh báo ung thư.
Mặc dù cháy nắng sẽ làm tăng nguy cơ ung thư da, nhưng điều này không có nghĩa là bạn sẽ “ẩn mình” trong suốt mùa Hè. Chỉ cần nhớ bảo vệ da thật tốt khi đi ra ngoài nắng là được.
Da bị cháy nắng có trắng lại được không?
Những chuyến đi du lịch dài ngày hay bạn phải làm việc ngoài nắng nhưng quên bôi kem chống nắng khiến làn da bị cháy, đen, sạm. Không gì phải lo vì da cháy nắng có thể trắng lại nếu như bạn biết cách chăm sóc đúng. Và giải pháp hoàn hảo nhất cho làn da cháy nắng đó là tẩy tế bào chết thường xuyên, dùng kem dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày là bí quyết bật tông da nhanh chóng.
Thông thường, sau khi da bị cháy nắng thì khoảng 2 đến 3 ngày vùng da bị tổn thương sẽ chuyển sang màu nâu sạm tối hơn. Thậm tệ hơn là xuất hiện nám, tàn nhang, vết thâm đen. Có hai dạng cháy nắng thường gặp:
- Cháy nắng tạm thời.
- Cháy nắng tích lũy.
Đối với làn da bị cháy nắng tạm thời thì bạn có thể chữa trị bằng cách làm dịu da cùng với một số phương pháp phục hồi da theo như chỉ định của bác sĩ.
Còn đối với tình trạng cháy nắng tích lũy thì sẽ khó chữa trị hơn. Điều đáng buồn là một số trường hợp không thể trở lại màu da ban đầu.
Một số chuyên gia chia sẻ: Cháy nắng vẫn có thể trắng lại nếu bạn biết chăm sóc đúng cách. Tẩy tế bào da chết thường xuyên và sử dụng kem dưỡng ẩm đều đặn mỗi ngày là cách tốt nhất để phục hồi da bị cháy nắng.