Nguyên nhân gây mụn và phân loại mụn

Mụn là kẻ thù chung của phụ nữ

Mụn thường xuất hiện ở mọi lứa tuổi và bất kì đối tượng nào. Tuy không gây nguy hiểm gì quá lớn nhưng mụn làm ảnh hưởng tiêu cực đến thẩm mỹ da và tinh thần của đối tượng mắc phải. Vì thế hãy hiểu rõ nguyên nhân và phân loại mụn khi điều trị.

Nguyên nhân gây mụn:

Mụn là một bệnh của da. Mụn là kết quả của nhiều yếu tố tác động lẫn nhau gây nên. Theo nhiều nghiên cứu thì nguyên nhân gây mụn liên quan đến hai yếu tố chính: nội tiết tố (hormone) và các vi khuẩn sống ở nang lông (vi khuẩn P. ance).

Bình thường, vi khuẩn P. ance không gây hại. Tuy nhiên, khi có quá nhiều chất nhờn và lỗ chân lông bị bít kín sẽ tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn này sinh sôi nảy nở, gây viêm nhiễm dẫn đến hình thành mụn mủ và nặng hơn là mụn bọc.

1/ Nguyên Nhân Gây Mụn Bên Trong

a) Hormone (Hooc-mon):

Vào tuổi dậy thì, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã (tuyến nhờn) hoạt động mạnh. Khi có nhiều bã nhờn được tiết ra, miệng tuyến bã có thể bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành mụn. Không chỉ ở tuổi dậy thì mà trước chu kì kinh nguyệt, lượng hormone bị xáo trộn nên chị em cũng dễ bị mụn.

Ngoài ra, trong một số trường hợp đặc biệt, các chị em ở độ tuổi trung niên 40,50 tuổi có thể bị mụn lại cho sự thay đổi bất thường của hormon. Nguyên nhân có thể là do tiền mãn kinh.

Mụn cũng có thể là do tác dụng phụ của thuốc.

Thuốc ngừa thai có thể làm sự rối loạn Hormone ở một số chị em và cũng là nguyên nhân gây mụn.

b) Strees (căng thẳng thần kinh):

Stress cũng không phải là nguyên nhân chính để gây mụn. Tuy nhiên, căng thẳng trong thời gian dài có thể làm rối loạn hormone và gây mụn nội tiết.

Thường những ai có cuộc sống vui vẻ, viên mãn, ít lo toan da sẽ đẹp hơn những người lúc nào cũng lo lắng, bất an, không vui, mệt mỏi…

Căng thẳng là nguyên nhân gây mụn
Căng thẳng là nguyên nhân gây mụn

c) Chế độ ăn uống:

Chế độ ăn uống quá nhiều đường, chất béo và lạm dụng chất kích thích ( cà phê, rượu, bia,…).  Không chỉ có khả năng gây mụn mà còn gây các vấn đề khác về da như xỉn màu, khô, lão hóa sớm,….

Mặc khác, chế độ ăn uống còn gây mụn tùy theo cơ địa của mỗi người. Có người dị ứng cố định 1 số món nhất định.

d) Thiếu ngủ:

Cũng làm mất quân bình hormone. Một giấc ngủ sâu là rất cần thiết để toàn bộ cơ thể nghỉ ngơi, đồng thời là giai đoạn để cơ thể giải độc, rất cần thiết cho sức khỏe.

e) Di truyền:

Đây là yếu tố không thể thay đổi được. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng nếu chỉ riêng yếu tố di truyền thôi thì chưa đủ để gây nên mụn mà cũng cần sự tác động của các yếu tố khác nữa.

f) Sự tích tụ độc tố trong cơ thể:

– Hoạt động dạ dày không tốt, khi ruột và gan không thể lọc hết chất độc đến từ thực phẩm, lượng chất độc dư ra sẽ được bài tiết qua phổi và da.

– Các thực phẩm gây hại cho sức khỏe không chỉ khiến ruột và gan bị tắc nghẽn mà còn gây thiếu hụt vitamin và khoáng chất, làm giảm mức độ hấp thụ năng lượng cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể.

– Một số người bị vấn đề về gan, dạ dày hoặc khó tiêu cũng gây ra mụn.

2/ Nguyên Nhân Gây Mụn Bên Ngoài:

Vi Khuẩn: môi trường ô nhiễm, bụi bẩn bám vào da mà không được làm sạch thì dễ dẫn đến tắc nghẽn lỗ chân lông sinh mụn.

Ánh nắng: Tia nắng có UV gây hại rất nhiều cho da. Bệnh cạnh mụn, còn có một số vấn đề về da nguy hiểm khác.

Môi Trường, Khí Hậu: Môi trường ít bụi bẩn sẽ làm da đẹp hơn. Vào mùa hè nóng bức da đổ nhờn nên dễ mụn. Ngược lại khí hậu quá khô cũng khiến da bị mất nước, da không được cân bằng nên cũng là nguyên nhân gây mụn.

Mỹ Phẩm: Dù là mỹ phẩm có thương hiệu nổi tiếng hay handmade thì nếu không phù hợp với da cũng sẽ gây ra mụn. Trầm trọng nhất có thể gây viêm nang lông và phải đi đến da liễu.

Ánh nắng là nguyên nhân gây mụn
Ánh nắng là nguyên nhân gây mụn

Phân loại mụn:

Mụn ẩn: Ắt hẵn, cái tên đã nói lên được hình dáng và biểu hiện của chúng, chúng như những ẩn số nằm sâu dưới bên trong lớp da chúng ta, nhìn thì chúng ta rất khó phát hiện ra, nhưng chúng lại khiến làn da trên gương mặt chúng ta trở nên gồ ghề, không được mịn màng vì da không thể đào thải mụn, độc tố ra ngoài. Do vì chúng ở sâu dưới làn da và rễ bám sâu nên khi chúng ta nặn mụn không hết hay tự bản thân nặng nhưng không triệt để dễ dẫn đến viêm nhiễm và làm mủ. Mật độ mụn ẩn càng nhiều sẽ dẫn đến mật độ sẹo rỗ, sẹo lõm trên gương mặt bấy nhiêu.

mụn ẩn trên da
mụn ẩn trên da

Mụn bọc: Mụn bọc là loại mụn viêm khá nặng, sưng to, cứng và đỏ hơn mụn đỏ và mụn mủ. Mụn bọc thường chứa nhiều mủ ở bên trong và gây đau nhức nhiều, dễ để lại sẹo sau khi lành mụn do viêm nhiễm ăn sâu dưới tế bào da.

Mụn đầu đen: Có thể nói đây là loại mụn khá phổ biến bởi cái tên đã nêu lên hoàn toàn đặc điểm nhận dạng của nó và chúng thật sự là một nỗi ám ảnh người mắc phải, gây mất thẩm mỹ và tự tin về làn da trên gương mặt với mọi người. Nguyên nhân làm nên chúng cũng tương tự như mụn đầu trắng nhưng đặc biệt hơn chúng nằm ở các lỗ chân lông hở miệng ra bên ngoài nên dưới tác nhân lý hóa, ánh nắng mặt trời và môi trường, chúng bị oxy hóa chuyển thành màu đen. Chúng thường xuất hiện ở những vùng như mũi, cằm, hai bên gò má hoặc cổ.

Mụn đầu trắng: Mụn đầu trắng hình thành do da có quá nhiều dầu, kết hợp với các tế bào chết gây tắc nghẽn chân lông gây ra mụn. Nhân mụn nằm trong lỗ chân lông, cứng, có màu trắng. Mụn có thể nổi trên da mặt nhưng không sưng, không đỏ.

Mụn nang: Loại mụn trứng cá có đường kính to gần như mụn mủ, chân sâu, sưng đỏ, và có nhiều mủ được gọi là mụn dạng nang. Lúc này viêm nhiễm đã xâm nhập sâu dưới tế bào da gây nên sẽ để lại sẹo lõm sau khi điều trị. Loại mụn này sẽ gây đau nhức.

mụn nang trên da
mụn nang trên da

Mụn mủ: Mụn mủ chỉ xuất hiện khi lỗ chân lông bị bít và viêm nhiễm nặng, điểm nhận biết chính là chúng thường có mủ màu trắng hoặc vàng. Tuyệt đối không nên năng khi chúng vừa xuất hiện sẽ gây ra hiện tượng mụn sẽ mọc lại và gây sẹo lõm về sau.

 

 

 

 

 

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.