Nám da là một vấn đề nan giải làm cho chị em phụ nữ lo lắng. Tình trạng những mảng, đốm màu nâu xuất hiện trên mặt chính là nguyên nhân khiến chị em tự ti vì mặt nay không còn mịn màng và xinh đẹp.
Nám da là gì?
Nám da là tình trạng da bị đổi màu hoặc sẫm do sự khác biệt về mật độ sắc tố melanin. Melanin là có nguồn gốc từ các axit amin tyrosine được tìm thấy trong các tế bào melanocyte. Một trong những tế bào chuyên biệt phân bố đều trên lớp da ngoài cùng của chúng ta – gọi là biểu bì. Khi lượng melanin tăng lên cao gây ra sự đổi màu sắc tố da này. Thường nám da xuất hiện ở các vị trí như hai bên gò má, cằm, trán. Không gây nguy hiểm nhưng nám kéo dài làm mất thẩm mỹ trên gương mặt.
Nguyên nhân gây nám da?
Có rất nhiều nguyên nhân gây nám da, một số nguyên nhân chủ yếu đó là mang thai, dùng thuốc chống co giật, thuốc tránh thai, tổn thương da,…Cụ thể là:
Nám da do ánh nắng mặt trời: Khi da của chúng ta tiếp xúc với tia cực tím có trong ánh nắng mặt trời, nó sẽ gây viêm da làm cho làn da chúng ta không đều màu hoặc sạm đi. Theo thời gian, tình trạng viêm sẽ trở nên nặng hơn. Lúc này cơ thể sẽ hình hành nên các chất gây trung gian gây viêm, những yếu tố này có vai trò lớn trong việc phản ứng da, trong đó co các tế bào melanocyte. Việc này đồng nghĩa là khi các melanocytes được kích hoạt, việc sản xuất melanin bắt đầu, nám da sẽ ngày một nhiều hơn.
Tổn thương da: Với những tổn thương da do vết cắt, mụn hay sẹo mụn sẽ dẫn đến việc sản xuất sắc tố melanin dư thừa. Việc chữa lành vết cắt, hay điều trị mụn trứng cá sai cách để lại sẹo mụn…sẽ làm cho làn da bị viêm và gây tổn thương cho da. Khi da bị tổn thương, nó có thể sẽ không có khả năng tái tạo các sắc tố da trở về như ban đầu. Khi các sắc tố không thể tái sinh, các sắc tố tối màu sẽ được hình thành trên các vùng tổn thương này.
Thay đổi nội tiết tố hoặc mang thai: Bị nám da trong thời kỳ mang thai hay còn gọi là mặt nạ thai kỳ. Trong hai giai đoạn cuối của thai kỳ, các bà mẹ phải đối mặt với sự gia tăng kích thích tố như estrogen, hormon kích thích melanocyte và progesterone . Sự gia tăng nồng độ estrogen và progesterone thường do thai kỳ, mãn kinh hoặc thuốc tránh thai sẽ là một trong những nguyên nhân gây tăng sắc tố. Những sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể người phụ nữ sẽ thúc đẩy sự sản xuất melanin gây nám da.
Di truyền: Nếu trong gia đình bạn, có ai đó mắc chứng tăng sắc tố thì bạn cũng sẽ có nguy cơ bị di truyền. Ở những tiếp xúc với ánh nắng mặt trời nhẹ nhất cũng gây ra phản ứng tăng sắc tố, thay đổi nội tiếp hoặc tổn thương da và nám da được hình thành.
Cách ngăn ngừa nám hiệu quả
Để ngăn ngừa được nám da hiệu quả chúng ta phải bắt đầu khắc phục từ những nguyên nhân gây nám. Cụ thể:
– Thoa kem chống nắng mỗi ngày: dù trời nắng, u ám hay ngồi trong phòng kính thì vẫn phải bôi kem chống nắng đều đặn. Lựa chọn kem chống nắng phổ rộng với chỉ số chống nắng SPF 30 trở lên và thoa 2 giờ/ lần. Song song với kem chống nắng, bạn cũng cần có áo khoác, khẩu trang và kính râm. Vì vùng da mặt và da quanh vùng mắt, là vùng da rất nhạy cảm, nên phải được bào vệ thường xuyên và đúng cách.
– Chăm sóc da với các loại mỹ phẩm phù hợp: Bởi vì các mỹ phẩm không phù hợp, gây kích ứng da cũng sẽ là nguyên nhân khiến làn da gặp phải nhiều vấn đề như sạm nám, khô ráp, nhăn nheo,…
– Điều trị nám da tại phòng khám da uy tín: Khi tình trạng nám da trở nên nhiều và nghiêm trọng việc ngăn ngừa không còn khả thi cho trường hợp này. Vì vậy, bạn cần đến gặp các bác sĩ khuyên môn về da liễu để được thăm khám, tư vấn liệu trình điều trị phù hợp nhất. Điều trị nám sớm khả năng hết nám sẽ nhiều hơn, làn da lúc này sẽ trở nên sáng mịn, tươi tắn hơn.
— Dr. Hana —