Nám da khi mang thai có nguy hiểm hơn nám da thường không?

Nám da thường sẽ đơn giản hơn rất nhiều khi chỉ xuất hiện trong giai đoạn trung niên hay do tác động từ bên ngoài. Tuy nhiên, vẫn có một số phụ nữ, nám da khi mang thai, điều nay gây ra rất nhiều áp lực đến tâm lý mẹ bầu. Và sau khi sinh, những vết nám này không phải lúc nào cũng biến mất. Tuy nhiên, nám da khi mang thai khác gì với nám da thường? Có nguy hiểm không?

Có thể bạn quan tâm: 

Tình trạng nám da ở người thường và mẹ bầu:

  • Nám da thường:

Nám da bình thường ở phụ nữ

Nám da bình thường là tình trạng nhiều vùng da trở nên sẫm màu so với những vùng da còn lại trên mặt và cơ thể. Các bác sĩ gọi đây là sự gia tăng hắc sắc tố melanin dưới da. Tình trạng này chủ yếu xuất hiện trên mặt, đặc biệt ở vùng má, trán,…

Các vùng da tối màu thường chuyển từ vàng nhạt sang nâu sẫm theo độ nặng nhẹ của nám trên da. Thường khi có ánh nắng mặt trời chiếu vào, da sẽ tối màu hơn. Các vùng khác trên cơ thể cũng có thể nám, tuy nhiên đó là trường hợp rất hiếm.

Ngoài ra, nám da có thể nám nặng hơn hoặc nhẹ hơn do tác động bên ngoài môi trường như ánh nắng mặt trời, khói bụi , thói quen sinh hoạt. Các loại thuốc hay mỹ phẩm, viên uống chắc năng có thể dùng để điều trị các vấn đề về nhũ hoa hay tuyến giáp.

  • Nám da do mang thai:

Ở nước ta hiện nay, có 50-70% phụ nữ mang thai mắc phải những đốm nám da trong thời kì mang thai. Người ta thường gọi đây là ” mặt nạ thai kỳ ” với những đặc điểm như những vùng da tối màu đối xứng thường xuất hiện trên má, vùng da môi, trán và cằm, có lúc lan rộng hết mặt như chiếc mặt nạ.

Nám da do mang thai giống người thường ở điểm là thường xuất hiện vào mùa hè. Khi khí hậu oi bức và nắng nóng gây hại da. Thêm vào đó, bà bầu thường có xu hướng muốn tắm nắng để tốt cho em bé, nhưng tắm nắng không đúng cách rất hại da. Ánh nắng tốt nhất, có chứa vitamin D cho mẹ và bé thường dao động từ 7-9 giờ.

Nám da ở thai kỳ còn liên quan đến sự thay đổi hormone xảy ra trong suốt thời gian mang thai. Những vùng tối màu dạng đốm hay mảng là một dấu hiệu thường xuất hiện ở phụ nữ. Vì vậy nếu như không phải trong thời kỳ mang thai mà các bạn dùng những loại thuốc tác động đến hormone như thuốc tránh thai thì cũng có thể bị nám.

Nguyên nhân gây ra tình trạng nám da

Nguyên nhân hình thành nám ở phụ nữ có thai
Nguyên nhân hình thành nám ở phụ nữ
  • Nguyên nhân gây nám da thông thường

– Nám da là bệnh về da rất dễ gặp ở phụ nữ Việt Nam, những phụ nữ ở tuổi 30 trở lên với tông da nâu có nguy cơ bị nám da nhiều hơn

– Bên cạnh đó những người sống ở khí hậu nhiệt đới cũng dễ bị nám hơn vì ánh nắng là một trong những nguyên nhân tiềm ẩn gây nám

– Dị ứng với các loại thuốc và mỹ phẩm có thể gây ra nám da. Tuy nhiên trường hợp này không nhiều

– Bệnh nhân Addison (một dạng rối loạn tuyến thượng thận) có thể xuất hiện triệu chứng nám da

– Những bệnh nhân được chẩn đoán rối loạn tuyến giáp cũng có thể bị nám da;

– Nám da thường liên quan đến sự thay đổi hormone ở nữ giới. Sự thay đổi lượng estrogen và progesterone có thể gây ra nám da

– Thuốc tránh thai hay liệu pháp thay thế hormone có thể kích hoạt các đốm đen trên da

– Khuynh hướng di truyền có thể làm sạm da

– Cơ thể sản xuất quá nhiều hormone kích thích melanocyte do căng thẳng cũng khiến làn da bị sạm và xuất hiện các vết nám

Ánh nắng là một trong những nguyên nhân gây nám da
  • Nguyên nhân dẫn đến nám da do thai kỳ

Thời kỳ mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi rối loạn trong các cơ quan như đường tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh và gây nhiều lo lắng nhất là biến đổi về nội tiết để lại những hậu quả kéo dài trên làn da như: lỗ chân lông to, vùng da mặt nhờn, màu da xỉn, nám ở 2 bên má…

Những biến đổi nội tiết trong cơ thể gây nên rối loạn sắc tố da. Nguyên nhân khởi phát của nám da trong thai kỳ là do sự gia tăng đột biến của các yếu tố nội tiết tố nữ như estrogen, progesterone.

Mức độ của các nội tiết tố này tăng vọt cũng như lưu lượng máu tăng cao sẽ kích thích sự hình thành của các phân tử tyrosine và melanocytes (các tiền hắc sắc tố melanin) dẫn đến tăng sinh sản xuất các hắc sắc tố và biểu hiện thành đốm, mảng nám bên ngoài da.

Với phụ nữ đã bị tàn nhang thì trong thai kì, tàn nhang sẽ trở nên đậm hơn đồng thời các nốt ruồi cũng có sắc tố đậm hơn trong suốt thời kỳ mang thai.

Những biểu hiện này phổ biến ở phụ nữ da màu hoặc những người gốc châu Á và châu Phi – những người đã có sẵn những sắc tố da. Tiếp xúc với ánh sáng mặt trời có thể làm cho nám da trong thời kỳ mang thai tồi tệ hơn.

Nám da khi mang thai ở phụ nữ thường do rối loạn nội tiết

Nám da khi mang thai có nguy hiểm không?

Nám da là một hiện tượng bình thường khi mang thai nhưng trên thực tế. Ta không thể điều trị nám da khi mang thai như nám bình thường. Bởi lẽ một số thuốc hay kem trị nám có thể có tác dụng phụ gây bệnh hoặc tác động vào nội tiết, không tốt cho cả mẹ và bé khi mang thai

Phụ nữ khi mang thai thường khó điều trị nám

Thông thường vào thời kì mang thai ta tác động vào việc nám da bằng các loại mặt nạ, hay kem dưỡng từ thiên nhiên. Tuy nhiên điều này không thể hết nám triệt để mà chỉ giảm đi.

Sau khi sinh em bé khoảng 6 tuần. Bạn có thể đến bác sĩ da liễu khám và điều trị nám. Tuy nhiên tốt nhất bạn nên có cách ngăn ngừa nám trước khi mang thai để làn da mình không bị thay đổi

 

 

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.