Sự thay đổi của nội tiết tố gây ra mụn trứng cá ở các mẹ bầu. Mụn không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và em bé. Nhưng nó lại gây nên tâm lý buồn bã, lo lắng, tự ti, đôi khi là tự kỷ của các mẹ. Như vậy thì cũng ảnh hưởng phần nào đến sức khỏe tâm lý của con trẻ.
Vậy hôm nay chúng ta cần hiểu các vấn đề mụn của mẹ bầu. Và trả lời cho câu hỏi ” Mẹ bầu có nên điều trị mụn không?
Nguyên nhân gây mụn trứng cá trong thai kỳ.
Mụn trứng cá trong thai kỳ nguyên nhân chủ yếu bạn có thể biết là do sự thay đổi nội tiết tố. Ngoài ra còn một số nguyên nhân sau:
- Nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu của thai kỳ là nguyên nhân chính khiến mụn trứng cá mọc nhiều. Sự gia tăng của hormone androgen khiến da sản sinh ra bã nhờn nhiều hơn làm cho lỗ chân lông bị tắc nghẽn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát sinh..
- Các mẹ mang thai nhưng vẫn sử dụng các sản phẩm trang điểm hoặc chăm sóc da có gốc dầu thì nguy cơ bị mụn cao.
- Nếu bạn đã từng bị mụn trứng cá tuổi dậy thì, thì nguy cơ mụn bùng phát trong thai kỳ là rất lớn. Ngoài ra, nếu thường bị mụn trước khi hành kinh, có nhiều khả năng bạn phải “sống chung” với nó trong thời gian mang thai.
- Các yếu tố về hệ miễn dịch khiến da bạn trở nên nhạy cảm và yếu hơn. Hệ miễn dịch yếu sẽ khiến vi khuẩn sinh sôi ở trong các lỗ chân lông, gây viêm.
Mụn trứng cá xuất hiện giai đoạn nào của thai kỳ?
Không phải thai phụ nào cũng bị mụn trứng cá. Nhưng thông thường, mụn sẽ bùng phát vào đầu thai kỳ. Sau đó, tình hình sẽ dần được cải thiện và đến những tháng cuối thì tình trạng mụn trầm trọng trở lại do các hormone lại biến động mạnh.
Sự gia tăng của hormone androgen chỉ là một trong nhiều lý do gây ra mụn trứng cá trong thời gian mang thai. Bên cạnh đó, vẫn có một số lý do khác như Phòng khám Hana đã trình bày ở trên.
Các mức độ của mụn thường mắc phải ở mẹ mang thai
Nếu chỉ bị nhẹ thì bạn sẽ không để ý. Thế nhưng, nếu bị nặng thì bạn sẽ dành cả ngày để nghĩ về nó đấy. Dưới đây là một số cách mà bạn có thể xử lý khi gặp phải tình huống này:
1. Mụn trứng cá nhẹ
Mụn trứng cá nhẹ thường chỉ có liên quan đến mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Ngoài ra, chúng cũng sẽ không xuất hiện thành từng mảng lớn trên gương mặt của bạn. Các biện pháp chăm sóc da thường xuyên có thể giảm bớt tình trạng này.
2. Mụn trứng cá ở mức trung bình
Mụn trứng cá ở mức trung bình là khi các vết mụn đã bắt đầu sưng đỏ có mủ ở bên trong. Ngoài ra, những vết mụn này đã lan truyền khá rộng trên mặt bạn. Bạn cần phải tốn khá nhiều thời gian để điều trị đấy.
3. Mụn trứng cá nặng
Mụn trứng cá nặng là khi những vết mụn đã xuất hiện những khối u sâu, lớn ở dưới da. Ngoài ra, mụn đã lan ra khắp gương mặt. Khi rơi vào tình huống này, bạn nên điều trị ngay để tránh để lại sẹo vĩnh viễn.
Điều trị mụn trứng cá trong thai kỳ có an toàn không?
Bạn nên hỏi bác sĩ da liễu về những phương pháp điều trị tình trạng này. Mụn trứng cá không phải là một tình trạng nghiêm trọng và nó hoàn toàn có thể cải thiện. Một khi các hormone trở lại bình thường (sau sinh). Vì vậy, bạn có thể tự quyết định xem có nên điều trị hay không dựa trên mức độ mà bạn đang gặp phải.
Phương pháp điều trị mụn trứng cá an toàn cho bà bầu trong thai kỳ
- Những loại thuốc có chứa kẽm sulfat, erythromycin và clindamycin. Có thể sử dụng để điều trị tình trạng mụn trứng cá nhẹ và trung bình.
- Loại thuốc có chứa axít salicylic được coi là an toàn trong thai kỳ và có thể dùng mà không cần đến việc kê toa.
- Benzoyl peroxide cũng rất an toàn khi sử dụng điều trị mụn trứng cá trong thời gian mang thai. Da chỉ hấp thu 5% benzoyl peroxide, sau đó chuyển thành axít benzoic và được bài tiết qua nước tiểu.
- Kem có chứa resorcinol hoặc lưu huỳnh cũng có thể giúp ngăn ngừa mụn đầu đen và mụn đầu trắng.
- Sữa rửa mặt có chứa axít glycolic với hàm lượng thấp cũng vô hại trong thời kỳ mang thai.
- Thuốc kháng sinh như erythromycin, azithromycin và cephalexin cũng không gây ra nguy cơ gì.
Lưu ý: Không tự ý sử dụng bất kỳ một loại thuốc nào trước khi nói chuyện với bác sĩ. Vì có một số loại thuốc không an toàn cho phụ nữ mang thai.