Dưỡng ẩm da dầu là cần thiết hay không? Dưỡng ẩm cho da dầu có gây ách tắc lỗ chân lông và phát sinh mụn trứng cá không?. Chúng ta hay suy nghĩ, da dầu dư thừa độ ẩm, nếu cung cấp thêm thì sẽ gây bít lỗ chân lông. Nên da dầu không cần dưỡng ẩm. Vậy là đúng hay sai?
Da dầu (OILY SKIN) là gì?
Sự tiết nhờn đóng một vai trò quan trọng trong việc giữ ẩm da. Thông qua sản xuất glycerol – một thành phần cần thiết cho sự nguyên vẹn của hàng rào bảo vệ da. Hơn nữa, chất nhờn còn cung cấp lipid cho bề mặt của da, ngăn hiện tượng mất nước qua thượng bì (TEWL). Tuy nhiên, nếu sự tăng tiết nhờn quá mức sẽ gây ra da nhờn.
Biểu hiện của da dầu là hiện tượng bóng vùng chữ T (trán, mũi, cằm)
Nguyên nhân da tiết nhiều dầu
Retinoid, hormone, yếu tố tăng trưởng, chế độ ăn, gen, tuổi, giới… là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và sự biệt hóa của tuyến bã nhờn.
Hormone và androgen
Androgen là một yếu tố quan trọng trong quá trình tiết bã bởi vì chất nhờn tăng tiết khi giai đoạn dậy thì.
Androgen thường làm tăng sinh các tế bào tiết nhờn của vùng mắt hơn so với các vùng khác của cơ thể.
Testosterone không liên quan trực tiếp đến việc tiết nhờn do nam giới có nồng độ testosterone cao nhiều hơn so với nữ nhưng mức độ tiết nhờn chỉ cao hơn một ít. Estrogens, insulin, glucocorticoid và prolactin, hormon tuyến giáp cũng có ảnh hưởng đến chức năng của tuyến nhờn nhưng cơ chế chưa được rõ ràng.
Chế độ ăn, thời tiết và hoạt động sản xuất bã nhờn
Chế độ ăn có thể đóng một vai trò quan trọng trong việc sản xuất chất nhờn. Nên tránh ăn các thực phẩm chứa nhiều acid béo, glucose, acetate, carbohydates.
Sự tiết nhờn cũng phụ thuộc vào nhiệt độ: tăng 1°C sẽ tăng tiết nhờn lên 10% (do sự thay đổi độ nhớt của chất nhờn chứ không phải do tăng sản xuất chất nhờn).
Di truyền, chủng tộc
Bố mẹ có làn da dầu thì nguy cơ bạn sở hữu làn da nhờ sẽ rất cao.
Nhiều nghiên cứu cho thấy người da đen có tuyến bã nhờn lớn hơn, nồng độ chất nhờn cũng cao hơn so với người da trắng. Người Mỹ gốc Phi cho thấy sự bài tiết bã nhờn nhiều hơn đáng kể so với người Đông Á, họ cũng có số lượng lỗ chân lông lớn hơn, nhưng số lượng lỗ chân lông tăng lên theo tuổi ở tất cả các chủng tộc.
Tuổi tác ảnh hưởng đến tiết nhờn trên da
Tỷ lệ tiết nhờn cao nhất trong độ tuổi từ 15-35 tuổi và suy giảm từ từ theo tuổi.
Ở bất kỳ độ tuổi nào, giá trị trung bình của chất nhờn ở nam giới cao hơn của phụ nữ.
Mặc dù mức lipid bề mặt giảm theo tuổi. Tuy nhiên, kích thước tuyến bã nhờn lại lớn hơn. Điều này có thể giải thích tại sao trên mặt của người lớn tuổi ta quan sát thấy các lỗ chân lông lớn hơn.
Ưu và nhược điểm của da dầu
Nhược điểm
Da dầu thường gây cho chủ nhân của nó rất nhiều phiền toái. Luôn tạo cảm giác bóng dầu, nặng nề và bề mặt da kém mịn màng. Đi kèm theo là lỗ chân lông to, kéo theo là các loại mụn khó ưa. Da nhờn cũng gây khó khăn trong việc trang điểm.
Ưu điểm
Da dầu là loại da lão hóa chậm hơn so với các loại da khác. Vì luôn có lớp nhờn có khả năng bảo vệ và chống chọi tốt. Da dầu cũng giúp tránh được sự khô, nức nẻ co da vào thời tiết hanh khô.
Vì vậy bạn đừng lo lắng khi sở hữu lan da dầu điều quan trọng là chế độ chăm sóc hợp lý.
Da dầu thì không cần dưỡng ẩm đúng hay sai
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng da dầu. Tuy nhiên nguyên lớn đó là do da bạn bị thiếu độ ẩm. Các tuyến nhờn dưới da hoạt động mạnh mẽ bài tiết để giữ ẩm. Vậy nên gương mặt bạn mới thường xuyên trong tình trạng tiết dầu, nhờn và lỗ chân lông to.
Như chúng ta thường nghĩ da dầu không cần dưỡng ẩm là hoàn toàn sai lầm. Tất cả mọi loại da đều cần sử dụng kem dưỡng ẩm.
Lưu ý khi dưỡng ẩm cho da nhiều dầu
Nên sử dụng sau các hoạt động gây da khô ( rửa mặt, tắm…) hoặc do thời tiết lạnh.
Dưỡng ẩm thích hợp ngay sau khi làm sạch da mặt chính là bước quan trọng nhất giúp điều tiết nhờn cho da dầu. Nên ưu tiên chọn sản phẩm dạng dung dịch (lotion).
Chon kem dưỡng ẩm da thích hợp cho da dầu. Gốc nước không chứa dầu (oil-free), comedogenic (không tại nhân mụn), không hương liệu. Không quá nặng và không tắc nghẽn lỗ chân lông.