Những vết sẹo mà bạn thường thấy trên bề mặt da là kết quả của một quá trình tái tạo phức tạp sau tổn thương. Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến cơ chế hồi phục thương tổn trên da, trong đó, một phần do cơ địa, một phần phụ thuộc vào cách bạn chăm sóc vết thương như thế nào trước khi sẹo định hình. Cùng tìm hiểu cơ chế hình thành sẹo khi có tổn thương da để giúp bạn ngăn ngừa sẹo hiệu quả hơn.
Giai đoạn 1: Da bị viêm
Sau khi bị thương, các mô nhanh chóng làm lành vết thương. Ngoài gây đông máu, các chất này giúp loại bỏ các tế bào bị hư hại, vi trùng và các yếu tố bên ngoài (như bụi bẩn). Chúng cũng giúp tạo ra các tế bào mới để chữa lành vết thương.
Là một trong những bước đầu tiên trong việc chữa lành vết thương, cơ thể bắt đầu tạo thành một lớp vảy, hoặc lớp bảo vệ. Nếu bạn loại bỏ vảy quá sớm có thể gây tổn thương da và gây ra những vết sẹo lớn.
Vì vậy, để cải thiện vết thương và làm giảm sẹo, các chuyên gia khuyến nghị không nên bóc vảy đi. Phải thận trọng bảo vệ các vảy bằng cách thoa kem kháng khuẩn, trong khi các tế bào da mới phát triển bên dưới nó. Sau một thời gian, các vảy sẽ tự nhiên biến mất.
Giai đoạn 2 : Định hình tế bào liên kết da.
Các tế bào da mới bắt đầu hình thành và vẫn tiếp tục từ 3 đến 14 ngày. Trong giai đoạn này, cơ thể tạo ra collagen, và một loại protein quan trọng trong việc hình thành da và mô liên kết, cộng với các chất khác để giúp da mau chóng hồi phục.
Nếu trên bề mặt vết thương có vảy thì chúng sẽ khô và rụng đi. Những vết thương được giữ ẩm bằng các loại kem kháng sinh sẽ giúp phát triển các tế bào da mới nhanh hơn.
Giai đoạn 3: Tăng trưởng
Kéo dài khoảng 3 – 4 tuần. Nguyên bào sợi là các tế bào cơ bản của da ở lớp trung bì, sẽ tăng sinh ở khu vực vết thương để sản xuất collagen. Collagen tiếp tục hình thành trong 2 tuần, kéo miệng vết thương liền lại. Các mạch máu nhỏ và mao mạch sẽ hình thành để giúp chữa lành vết thương.
Giai đoạn này, bạn cần chăm sóc vết thương đúng lúc, giúp tăng cường hệ thống tuần hoàn để giúp nuôi dưỡng và chữa lành vết thương nhanh chóng. Khi được máu nuôi dưỡng tốt thì vết thương ít bị tái viêm nhiễm, vết thương thu gọn lại, nên ít để lại sẹo nhất và vết sẹo nhỏ nhất. Tùy vào cơ địa mỗi người mà cơ chế sản xuất collagen diễn ra khác nhau.
Nếu collagen sản xuất không đủ, sẽ gây ra sẹo lõm. Nếu collagen được sản xuất quá nhiều, gây tích tụ dày đặc, gây sẹo lồi, sẹo phì đại.
Giai đoạn 4: Tái tạo
Thời gian này, bề mặt vết thương đã lành hẳn, vết thương đã khép miệng, liền da. Nhưng bên dưới vết thương đã lành này, việc tích tụ mô xơ gây sẹo vẫn liên tục diễn ra và có thể kéo dài đến tận 2 năm. Đặc biệt, trong khoảng thời gian từ 40 – 60 ngày kể từ ngày lành thương, quá trình tạo sẹo diễn ra mãnh liệt nhất và gần như quyết định kích thước và mức độ của vết sẹo tồn tại trên da.