Mụn xuất hiện là do sự tác động của nhiều yếu tố lẫn nhau đến cơ thể. Trong đó nguyên nhân chủ yếu là do nội tiết tố. Thời điểm nội tiết tố có nhiều xáo trộn nhất chính là vào tuổi dậy thì. Trong thời kỳ đó, các hormone sinh dục tăng cao khiến tuyến bã hoạt động mạnh, có thể bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành mụn.
Không chỉ có vậy, trước chu kỳ kinh nguyệt, lượng hormone cũng bị xáo trộn nên chị em cũng dễ bị mụn. Ngoài ra, vào tuổi tiền mãn kinh, mang thai, sau khi sinh một số người cũng có thể bị mụn lại do lượng hormone thay đổi bất thường.
Nguyên nhân gây thay đổi nội tiết tố
Các hormone tăng cao khiến tuyến bã hoạt động mạnh. Có thể bị tắc nghẽn dẫn đến hình thành mụn.
Tiêu thụ đồ ăn có chất kích thích. Thường xuyên sử dụng các loại thức ăn, thức uống như cà phê, rượu, thuốc lá, đồ cay làm mụn phát triển nhanh chóng.
Cơ thể thiếu chất dinh dưỡng. Sự thiếu hụt vitamin và khoáng chất làm giảm mức độ hấp thụ năng lượng cũng như ảnh hưởng đến sức đề kháng của cơ thể, tích tụ độc tố gây ra mụn..
Thiếu ngủ. Là một trong những nguyên nhân khiến mất cân bằng hormone. Một giấc ngủ sâu là rất cần thiết để toàn bộ cơ thể được nghỉ ngơi. Đồng thời là giai đoạn để cơ thể giải độc, rất cần thiết cho sức khỏe.
Stress: Căng thẳng kéo dài trong cuộc sống, áp lực công việc là một nguyên nhân gây mất cân bằng hormone, từ đó sản sinh ra mụn.
Mụn trứng cá giai đoạn dậy thì
Tuổi dậy thì là gia đoạn thường xuyên xuất hiện mụn. Nguyên nhân là do hormon giới tính Androgen sẽ gia tăng trong cơ thể. Có thể đến mức dư thừa và thúc đẩy các tuyến bã nhờn hoạt động mạnh. Gây ách tắc lỗ chân lông tạo cơ hôi cho vi khuẩn Propionibacterium Acnes gây mụn.
Ngoài ra ở lứa tuổi này ý thức và kiến thức về vệ sinh và chăm sóc da còn chưa nhiều. Cộng thêm các nguyên nhân về ăn uống (tiêu thụ nhiều thức ăn nhanh, nước uống có ga, bánh kẹo) cũng là nguyên nhân gây mụn ở giai đoạn này.
Các loại mụn thường xuất hiện ở tuổi dậy thì là mụn đầu trắng và mụn đầu đen. Đây là loại mụn không viêm dễ điều trị và khả năng để lại thâm sẹo ít nhất. Nặng hơn là mụn viêm gây sẩn nhỏ có quầng viêm đỏ chung quanh. Nốt, cục sưng, mềm, lớn. Một vài nốt tạo thành nang ở sâu. Các cục sau này có thể hóa mềm tạo ra áp-xe, sau đó để lại sẹo rất xấu.
Các chị có con đang ở tuổi dậy thì nên quan tâm và hướng dẫn cho con các chăm sóc da đúng. Ngoài ra theo dõi tình trạng mụn của con để có sự can thiệp kịp thời.
Mụn viêm to xuất hiện rải rác trước chu kỳ kinh nguyệt
Trong cơ thể bạn gái, có 3 loại nội tiết tố estrogen, progesterone và testosterone (nội tiết tố nam,duy trì ở mức ổn định).
Khi bắt đầu chu kỳ kinh nguyệt, cả 2 loại nội tiết nữ sẽ giảm xuống mức thấp nhất. Nhưng lượng testosterone trong cơ thể vẫn luôn giữ ổn định. Điều này có nghĩa là: trong thời gian trước và trong thời kỳ đèn đỏ lượng testosterone luôn ở mức cao hơn so với các nội tiết nữ. Testosterone làm da tăng tiết dầu, gây tắc lỗ chân lông, từ đó tạo thành nhân mụn.
Để hạn chế việc nổi mụn trong giai đoạn này các bạn gái nên chú trọng vào vệ sinh da mặt và chế độ ngủ nghỉ khoa học, uống đủ nước và có thể bổ sung một số Vitamin. Nhằm tăng sức đề kháng cho da, da sạch thoáng không tích tụ.
Mụn trứng cá trong giai đoạn thai kỳ – nỗi lo lắng của mẹ bầu
Cũng như các giai đoạn khác, nội tiết tố thay đổi trong giai đoạn đầu thai kỳ là nguyên nhân gây mụn chính. Sự gia tăng của hormone androgen khiến da sản sinh ra bã nhờn.
Nếu các chị em trước đây có bị mụn ở tuổi dậy thì thì nên chuẩn bị tâm lý cho sự xuất hiện của mụn vào đầu thai kỳ. Tình trạng nặng hay nhẹ tùy thuộc vào nội tiết và chế độ chăm sóc da của các chị.
Việc bị mụn trong giai đoạn thai kỳ rất ảnh hưởng đến tâm lý và cả thẩm mỹ. Trường hợp mụn bị nặng các chị nên thăm khám phòng khám da liễu. Để được tư vấn và sử dụng phương pháp điều trị mụn cho phụ nữa mang thai.
Sau khi sinh cũng bị mụn là do đâu?
Nổi mụn sau sinh là tình trạng rất dễ gặp phải của chị em. Tuy nó không ảnh hưởng đến sức khỏe nhưng lại ảnh hưởng thẩm mỹ cao. Chị em dễ bị buồn rầu, trầm cảm, tự ti.
Nguyên nhân của vấn đề này là do sự rối loạn nội tiết tố trong quá trình mang thai vẫn chưa ổn định lại. Sự mất cân bằng giữa các hormone, androgen tăng lên làm bã nhờn hoạt động mạnh.
Ngoài ra, sau khi có em bé, việc stress, thức đêm là điều không khỏi xảy ra. Điều này cũng làm cho cơ thể mệt mỏi, căng thẳng từ đó nổi mụn nhiều.
Phụ nữ Việt Nam hiện nay vẫn có thói quen ở cử sau khi sinh. Việc ở cử này cũng tác động ít nhiều đến độ viêm của mụn. Việc không tắm rửa trong thời gian dài, xông hơ từ than củi cũng gây khói bụi. Là môi trường quá thuận lợi cho vi khuẩn phát triển trên da.