Mụn trứng cá là vấn đề da liễu phổ biến có thể gặp ở mọi đối tượng, tuy không gây tổn hại về sức khỏe nhưng lại gây ảnh hưởng đến tính thẩm mỹ và tinh thần của người bệnh. Theo nghiên cứu, mụn trứng cá thường xuất hiện nhiều ở tuổi dậy thì ( từ 14 đến 18 tuổi) và có xu hướng giảm dần khi bước qua độ tuổi 25.
Những nguyên nhân gây ra mụn ở tuổi dậy thì
- Gia tăng hormone androgen: Hormone androgen có xu hướng tăng lên ở cả nữ giới và nam giới trong độ tuổi dậy thì. Chức năng của hormone này là tạo ra sự biệt hóa của tuyến tiền liệt, dương vật, bìu và là tiền chất của hormone estrogen (hormone chính ở nữ giới). Tuy nhiên sự gia tăng đột ngột của hormone này có thể khiến da bài tiết nhiều dầu thừa, gây bí tắc lỗ chân lông và hình thành mụn.
- Vệ sinh da mặt không đúng cách, sơ xài : da bẩn là điều kiện thuận lợi để dầu thừa tắc nghẽn trong lỗ chân lông, kích thích sự phát triển của vi khuẩn kỵ khí P. acnes, đồng thời làm cổ nang lông bị sừng hóa khiến bã nhờn và tế bào chết không thể thoát ra bên ngoài. Lâu dần tích tụ sinh mụn ẩn,mụn viêm.
- Ngoài ra, mụn trứng cá xuất hiện ở tuổi dậy thì còn có thể khởi phát do một số nguyên nhân khác như dị ứng mỹ phẩm, thức khuya, chế độ ăn uống không phù hợp, rối loạn nội tiết tố, căng thẳng do áp lực từ học tập, thi cử,…
Thường thì mụn dậy thì ở thể nhẹ sẽ tự hết khi chúng ta bước qua giai đoạn dậy thì, nhưng với những loại mụn vừa và nặng cần có 1 chế độ chăm sóc da hợp lí.
Sau đây là các phương pháp trị mụn tại nhà các bạn có thể áp dụng:
Vệ sinh da mặt sạch sẽ
- Rửa mặt với sữa rửa mặt dịu nhẹ 2 lần sáng tối. Một số loại sữa rửa mặt lành tính phù hợp với mọi loại da
- Tẩy da chết 2 lần 1 tuần. Các loại phổ biến hiện nay như cure, rosette, sum,..
- Thường xuyên giặt thay khăn lau mặt ( 2,3 ngày nên thay 1 lần)
- Rửa tay bằng xà phòng sát khuẩn trước khi rửa mặt.
- Không được sờ tay lên mặt và nốt mụn
Sử dụng sản phẩm trị mụn
- Nên chọn các loại thuốc có thành phần salicylic axit( 1-2%), acid azelaic, benzoyl peroxide ( 2.5- 5%), tránh các sản phẩm có cồn và parapen ở nồng độ cao.
- Sử dụng tinh dầu tràm trà, tinh dầu oải hương,… để chấm mụn giúp giảm sưng, kháng khuẩn.
Điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lí
Tránh sử dụng các loại thực phẩm chứa nhiều đường và sữa động vật. Nhóm thực phẩm này có thể làm tăng nồng độ insulin trong máu, từ đó kích thích bã nhờn bài tiết quá mức và gây viêm đỏ nang lông.
Hạn chế dùng thức ăn nhanh, đồ ăn vặt, bánh kẹo, socola và các loại thực phẩm chế biến sẵn. Hầu hết các loại thực phẩm này đều chứa nhiều dầu mỡ, gia vị và chất bảo quản. Dung nạp quá nhiều các thành phần này khiến da đổ nhiều dầu, kích thích hiện tượng viêm đỏ và đau nhức ở mụn trứng cá.
Cần uống nhiều nước, bổ sung rau xanh, củ và trái cây vào chế độ dinh dưỡng. Khoáng chất, nước và vitamin trong các nhóm thực phẩm này giúp dưỡng ẩm da, hạn chế hoạt động bài tiết bã nhờn và hỗ trợ giảm hiện tượng viêm đỏ ở nốt mụn.
Tăng cường sử dụng các nhóm thực phẩm chứa kẽm như hàu, hạt bí, bí đỏ, gan cừu và lúa mì. Kẽm có khả năng giảm mụn trứng cá, ức chế vi khuẩn P. acnes và tăng cường sức đề kháng cho da. Bạn cũng có thể uống các loại thực phẩm chức năng bổ sung viên kẽm.
Chế độ sinh hoạt khoa học
Hạn chế thói quen thức khuya và ngủ không đủ giấc. Thời gian ngủ ít hơn 7 giờ đồng hồ có thể ảnh hưởng đến quá trình trao đổi chất của da khiến cơ quan này thâm sạm, giảm khả năng đề kháng và khiến nốt mụn chậm hồi phục.
Tuyệt đối không hút thuốc lá và sử dụng chất kích thích rượu, bia,…
Nên dành 15 – 20 phút/ ngày để tập thể dục thể thao. Hoạt động thể chất giúp phát triển chiều cao trong giai đoạn dậy thì, điều hòa nội tiết tố và giải tỏa căng thẳng.
Căng thẳng từ việc học tập cũng có thể khiến tình trạng mụn trứng cá trở nên nghiêm trọng hơn. Vì vậy bạn nên cân đối giờ giấc học tập, dành thời gian nghỉ ngơi và nghe nhạc để giảm mệt mỏi và giải tỏa các suy nghĩ tiêu cực.
Không tự ý nặn mụn, lấy nhân mụn đúng cách
Cần tẩy trang và rửa mặt trước khi lấy nhân mụn nhằm hạn chế tình trạng viêm nhiễm và kích ứng da.
Sau đó nên xông da mặt với nước ấm để làm giãn nở lông chân lông, làm mềm da và giúp nhân mụn được đẩy lên dễ dàng hơn. Bạn cũng có thể thêm tinh dầu tràm trà, sả, gừng, lá tía tô hoặc vỏ chanh vào nước ấm để làm sạch sâu nang lông và ức chế vi khuẩn.
Diệt khuẩn tay và dụng cụ nặn mụn với cồn y tế và bông
Chỉ lấy nhân mụn khi các nốt mụn đã gom cồi và nổi trên bề mặt da. Nặn mụn không đúng thời điểm có thể khiến nốt mụn sưng tấy, viêm đỏ và để lại sẹo thâm. Ngoài ra khi nặn mụn, cần thao tác nhẹ nhàng để tránh chảy máu và xây xước da. Trong trường hợp nhân mụn ẩn sâu dưới da, bạn nên đến cơ sở y tế để được bác sĩ lấy nhân mụn chuẩn y khoa.
Dưỡng da từ thành phần tự nhiên
Nha đam
Nha đam có tác dụng làm mát, chống viêm và làm dịu da. Ngoài ra, nguyên liệu này có giúp kháng khuẩn và thúc đẩy tái tạo các mô da hư tổn. Đối với gel nha đam, bạn có thể thoa lên các nốt mụn hoặc thoa lên toàn bộ khuôn mặt và rửa sạch sau 10 – 15 phút. Bên cạnh khả năng giảm mụn, mẹo chữa này còn giúp nuôi dưỡng làn da ẩm mượt và mịn màng.
Sử dụng mật ong
Dùng mật ong trị mụn trứng cá tuổi dậy thì là mẹo chữa đơn giản và dễ thực hiện. Mật ong có khả năng kháng viêm, ức chế sự phát triển quá mức của vi khuẩn P. acnes và một số nấm men trên da mặt. Ngoài ra, nguyên liệu này còn giúp dưỡng ẩm, tái tạo và phục hồi hàng rào bảo vệ da. Để giảm mụn trứng cá, bạn có thể thoa trực tiếp mật ong lên toàn bộ da mặt hoặc kết hợp với sữa chua/ dưa leo/ yến mạch để gia tăng tác dụng.
Đắp mặt nạ nghệ
Nghệ được biết đến với tác dụng kháng khuẩn, làm mau lành tổn thương do mụn nhờ chứa nhiều curcumin. Các thành phần vitamin C, E có trong nghệ còn giúp ngăn ngừa vết thâm, làm da sáng đều màu, mềm mại và khỏe mạnh hơn. Bạn có thể dùng nghệ tươi thoa trực tiếp lên nốt mụn hoặc kết hợp với mật ong.