Mụn trứng cá là vấn đề da phổ biến nhất của thanh thiếu niên Việt Nam. Nó không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Nhưng lại gây mất thẩm mỹ, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và sự tự tin của mỗi người. Khi không lại bị nổi mụn? Không có gì là “khi không” cả. Mụn trứng cá “nở rộ” vào thời điểm, lứa tuổi và nặng hay nhẹ đều có một số nguyên nhân, vấn đề. Hãy cùng Mỹ viện Hana tìm hiểu rõ hơn về mụn trứng cá nhé!
1. Lứa tuổi
Bệnh trứng cá tấn công vào lứa tuổi 12-15 là giai đoạn bắt đầu dậy thì. Androgen và hormone trong cơ thể thay đổi nhiều làm tăng sinh các tế bào tiết nhờn. Đạt đỉnh cao điểm với diễn tiến nặng từ 17-21 tuổi. 93% trường hợp khỏi bệnh vào lứa tuổi 25, và có 7% trường hợp có diễn tiến kéo dài đến tuổi 45.
2. Giới tính
Trứng cá nam giới phát triển nặng nhất trong khoảng 19-21 tuổi.
Trứng cá nữ giới phát triển nặng nhất trong khoảng 17-18 tuổi.
3. Yếu tố gia đình
Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh trứng cá có liên quan đến tiền sử gia đình, yếu tố gen di truyền có ảnh hưởng đến tính dai dẳng, độ nặng, sự phân bố, vị trí tổn thương, sự hình thành sẹo mụn, và sự đáp ứng với điều trị. Nếu bạn có bố mẹ, ông bà có tiền sử bị mụn trứng cá nặng. Bạn nên quan tâm chăm sóc làn da nhiều hơn vì rất có thể bạn cũng có nguy cơ bị mụn trứng cá rất cao.
4. Chủng tộc
Một số báo cáo cho thấy bệnh trứng cá dạng nốt, nang thường gặp ở những người da trắng hơn những người đen. Các chủng tộc khác nhau chịu sự ảnh hưởng khác nhau trên sự hình thành mụn trứng cá.
5. Lạm dụng mỹ phẩm gây phát sinh mụn
Cơ chế gây mụn của mỹ phẩm: bao gồm sinh cồi, dẫn đến tắc nghẽn cơ học
Người ta nhận thấy có rất nhiều hoạt chất sinh cồi trong hàng loạt các loại mỹ phẩm trang điểm và chăm sóc da: sản phẩm tẩy rửa (dầu khoáng, lanotin, cetyl alcohol…), kem dưỡng da (lanolin, stearic acid, glyceryl alcohol…), phấn (bơ cacao, sáp ong, oxyde kẽm, bột talc, dầu bắp…), kem dưỡng ngày và kem dưỡng đêm (hydrogenated polyisobutene butylene glycol, dầu Jojoba, triethanolamine…), chống nắng (isopropyl myristate, dầu thầu dầu thủy phân, octyl palmitate…).
Nguyên nhân gây mụn do tắc nghẽn cơ học thường liên quan đến kem nền pha dầu; kem nền không nước hoặc các sản phẩm bôi giữ ẩm có chứa Glycerin, Petrolatum, Lanolin, AHAs, Urea.
Việc lạm dụng mỹ phẩm kém chất lượng, các mỹ phẩm không rõ nguồn gốc có liên quan đến sự phát sinh mụn trứng cá, hoặc làm cho diễn tiến mụn trứng cá phức tạp hơn.
6. Sử dụng thuốc
Một số thuốc có thể gây nên mụn trứng cá như: Corticoid, đặc biệt là corticoid bôi tại chỗ, thuốc chống lao (INH), vitamine B12, thuốc chống động kinh (barbituriques, hydantoine), thuốc chống trầm cảm, thuốc ức chế miễn dịch (azathioprine, cyclosporine).
7. Nghề nghiệp
Do đặc thù của công việc (làm trí óc căng thẳng, tiếng ồn, môi trường làm việc…) có thể làm phát sinh mụn trứng cá.
8. Stress
Stress có thể làm cho tình trạng mụn tồi tệ hơn do sự kích thích tuyến thượng thận sản sinh thêm số lượng hormone, kích thích tuyến bã nhờn tăng bào tiết, làm xuất hiện mụn trứng cá.
9. Thói quen ăn uống
Một sự thay đổi trong ăn uống có thể thay đổi làn da. Những loại thức ăn được tinh luyện chế biến có thể làm gia tăng hàm lượng đường trong máu, làm cơ thể tiết ra insulin quá mức làm cho mụn dễ dàng phát triển.
10. Yếu tố môi trường
Mụn có thể xuất hiện, hoặc nặng thêm bởi sự tiếp xúc với các chất như: các chất béo động vật trong môi trường, không khí của các tiệm bán thức ăn nhanh, dầu nhờn của động cơ, khói, bụi…
Bài viết tham khảo thêm: