Nám da thai kỳ – mặt nạ thai kỳ là hiện tượng sinh lý bình thường của phụ nữ mang thai. Tuy nhiên, quyết định đến tình trạng nặng hay nhẹ của nám da thai kỳ phụ thuộc vào sự chăm sóc của các mẹ. Phụ nữ mang thai thường có một số thói quen xấu làm cho tình trạng nám da càng nặng hơn. Để lại hậu quả không mong muốn sau khi sinh và suốt đời.
Nám da là gì?
Nám là một vấn đề phổ biến về da. Tình trạng gây ra các mảng tối, đổi màu trên da của bạn. Nó thường xảy ra trên khuôn mặt và đối xứng, với các dấu phù hợp ở cả hai bên của khuôn mặt. Các khu vực khác của cơ thể bạn thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời cũng có thể phát triển nám.
Nám ở phụ nữ mang thai thường được gọi là mặt nạ của thai kỳ. Tình trạng này phổ biến hơn nhiều ở phụ nữ so với nam giới, mặc dù nam giới cũng có thể mắc bệnh này. Theo Học viện Da liễu Hoa Kỳ, 90% những người bị nám là phụ nữ. Sự đổi màu da không làm hại gì về thể chất, nhưng bạn có thể cảm thấy tự ti về vẻ ngoài.
Nguyên nhân gây nám da thai kỳ
Thời kỳ mang thai là giai đoạn cơ thể phụ nữ có nhiều biến đổi rối loạn trong các cơ quan. Như đường tiêu hóa, tĩnh mạch, thần kinh và gây nhiều lo lắng. Nhất là biến đổi về nội tiết để lại những hậu quả kéo dài trên làn da như: lỗ chân lông to, vùng da mặt nhờn, màu da xỉn, nám ở 2 bên má…
Những biến đổi nội tiết trong cơ thể gây nên rối loạn sắc tố da. Nguyên nhân khởi phát của nám da trong thai kỳ là do sự gia tăng đột biến của các yếu tố nội tiết tố nữ như estrogen, progesterone.
Mức độ của các nội tiết tố này tăng vọt cũng như lưu lượng máu tăng cao sẽ kích thích sự hình thành của các phân tử tyrosine và melanocytes (các tiền hắc sắc tố melanin) dẫn đến tăng sinh sản xuất các hắc sắc tố và biểu hiện thành đốm, mảng nám bên ngoài da.
Những thói quen xấu phụ nữ mang thai mắc phải khiến nám nặng hơn
Thức khuya, stress: Căng thẳng, mệt mỏi trong giai đoạn thai kỳ là khó tránh khỏi. Việc lo âu, phiền muộn hay thức khuya, khiến các vết nám, tàn nhang xuất hiện nhiều hơn
Ít vận động: Vận động là cách giúp giãn nở các mạch máu dưới da. Khi máu huyết lưu thông tốt, da bạn sẽ hấp thụ được dinh dưỡng dễ dàng hơn, tăng cường trao đổi chất, thải độc tố trên da. Vận động thường xuyên cũng giúp bạn có được làn da rắn chắc, ít bệnh tật. Do giai đoạn này các mẹ thường mệt mỏi nên rất lười và ít vận động.
Nám da nhưng không chống nắng: Nám da mặc dù có nguyên nhân sâu xa từ nội tiết tố song lại bị các yếu tố bên ngoài như tia tử ngoại và các gốc tự do “kích động” rồi biểu hiện ra ngoài nhiều hơn. Việc không tránh nắng khi bị nám khiến cho vết nám thêm đậm màu, thậm chí da bị rám nắng, xỉn màu đi. Nhưng do giai đoạn này các chị em tránh sử dụng đến mỹ phẩm, sợ ảnh hưởng đến em bé. Nên rất ít chị em sử dụng kem chống nắng.
Uống ít nước: Nước là môi trường cho hoạt động trao đổi chất của cơ thể, giúp lọc bỏ cặn bã cùng các chất độc hại ra ngoài, giữ da luôn thanh sạch tuyệt vời. Thiếu nước không chỉ khiến da bị khô, nhăn nheo mà nguy cơ thâm nám lan rộng càng cao.
Cách khắc phục tình trạng này
Khi hormone ổn định nám sẽ mờ đi ở thời gian sau sinh. Tuy nhiên, để tránh tình trạng nám nặng hơn bạn cần tránh các thói quen xấu thường gặp trên. Ngoài ra cần cân bằng nội tiết tố trong cơ thể bằng các chế độ ăn uống, sinh hoạt hợp lý. Tập thể dục thường xuyên, ăn nhiều rau củ quả….
Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn có một làn da trắng sáng trong thời gian mang thai mà không cần sử dụng các loại thuốc hay kem bôi có thể ảnh hưởng đến thai nhi, các biện pháp trị nám tự nhiên dưới đây có thể giúp bạn.
- Giấm rượu táo: sử dụng giấm rượu táo trên các vùng da bị nám một hoặc hai lần mỗi ngày có thể dần dần làm sáng các vùng da này
- Nước cốt chanh: bạn vắt một ít nước chanh rồi bôi lên vùng da sạm màu hai lần mỗi ngày, các vết nám có thể sẽ biến mất sau vài tuần
- Chiết xuất hạt bưởi: vitamin C và chất chống oxi hóa có trong chiết xuất hạt bưởi có thể giúp trị nám khi sử dụng thường xuyên. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa có bằng chứng cho thấy phương pháp này có thể giúp làm sáng màu da
- Tinh dầu: nhiều loại tinh dầu, ví dụ như tinh dầu trà xanh và dầu lavender giàu vitamin và chất chống oxi hóa rất tốt trong việc chữa trị các bệnh về da. Tuy nhiên, bạn nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc người hộ sinh trước khi sử dụng các tinh dầu này vì bạn có thể gặp một vài tác dụng phụ trong quá trình mang thai
- Mặt nạ chuối: bạn chỉ cần nghiền nát một quả chuối chín còn tươi trên vùng da bị nám, để im trong vòng 15 phút, sau đó rửa mặt lại với nước lạnh. Các đốm đen trên da sẽ biến mất và bạn sẽ có một làn da sáng và mềm mại.