Nám thai kỳ hay còn gọi là mặt nạ thay kỳ. Là tình trạng khá quen thuộc của các chị em trong giai đoạn mang thai. Vậy nó thường xuất hiện vào những tháng thai kỳ nào? Nếu trong thai kỳ bạn không bị nám da vậy sau thai kỳ có thể bị nám không? Cùng Phòng khám Hana tìm hiểu về thời gian xuất hiên của nám thai kỳ.
Nám thai kỳ là gì?
“Mặt nạ thai kỳ” còn gọi là nám da thai kỳ , vì nó xuất hiện trong giai đoạn mang thai. Xuất hiện chủ yếu trên mặt, trên các khu vực tiếp xúc với ánh nắng mặt trời như má, mũi, môi trên và trán của bạn. Thỉnh thoảng, bạn có thể thấy nó trên ngực hoặc cánh tay, nách. Các mảng nám thường đối xứng, xuất hiện ở hai bên mặt. 50-70% phụ nữ mang thai sẽ bị nám da, thường chỉ là một vài miếng nhỏ. Nó thường thấy ở những người có tông màu da tối hơn, đặc biệt là những người có nền tảng châu Á, Địa Trung Hải hoặc Latin.
Nguyên nhân gây nám
Nám da khi mang thai là phổ biến, đặc biệt là vào mùa hè. Khi tiếp xúc nhiều hơn với ánh sáng ban ngày và nhiệt độ cao có thể kích thích tình trạng này.
Nhưng nguyên nhân chính là: “Hormone kích thích sản xuất melanocytes, các tế bào chịu trách nhiệm sản xuất sắc tố và ánh sáng tự nhiên kích thích chúng tạo ra sắc tố quá mức”.
Nhiều phụ nữ tự hỏi nếu sắc tố không mong muốn này cuối cùng sẽ mờ dần sau khi sinh. Các bác sĩ lưu ý rằng nếu nám bắt đầu trong khi mang thai. Thì khả năng cao là nó sẽ tự khỏi trong vòng ba đến sáu tháng sau khi sinh, “nhưng không phải lúc nào cũng vậy.” Và nếu bạn bị nám khi mang thai lần đầu, rất có thể nó sẽ xuất hiện trở lại trong những lần mang thai tiếp theo.
Nám da thai kỳ thường xuất hiện ở tháng thai thứ bao nhiêu?
Phụ nữ mang thai khi bước sang 3 tháng giữa bắt đầu có sự thay đổi làn da khiến cho da mặt dễ bị đỏ ứng. Sự gia tăng sắc tố melanin cũng khiến bà bầu dễ bị nám da hơn và xuất hiện đường đen ở giữa bụng. Những thay đổi trên da này sẽ mờ dần khi trẻ sinh ra sau 4-6 tháng.
Trong thời kỳ mang thai ba tháng giữa, làn da cũng nhạy cảm hơn với ánh năng mặt trời. Vì thế hãy sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên khi ra ngoài. Hạn chế ra ngoài trong thời gian buổi trưa và nên mặc quần áo dài tay để tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh mặt trời.
Vậy nếu bắt đầu từ tháng thứ 3 thai kỳ mà bạn không bị nám, thì có nghĩa là bạn không bị nám thai kỳ?
Điều này hoàn toàn không được chắc chắn. Việc nám thai kỳ nguyên nhân là do sự thay đổi nội tiết tố. Nhưng mà sự thay đổi của mỗi người là khác nhau. Có những phụ nữ xuất hiện nám da vào 3 tháng cuối thai kỳ. Hoặc nặng hơn là sau khi sinh xong. Vì vậy ngay khi bắt đầu giai đoạn thai kỳ bạn cần chú ý chăm sóc làn da. Đặc biệt là dưỡng ẩm và chống nắng.
Điều trị tại nhà
Việc điều trị nám da bằng thuốc hoặc các phương pháp công nghệ trong giai đoạn này là không tốt. Nhưng các chị có thể giúp làn da của bạn chữa lành và ngăn ngừa thiệt hại trong tương lai. Ngoài việc giảm phơi nắng và hãy thử các bước sau:
Thiết lập một chế độ làm sạch tốt. Ô nhiễm môi trường có thể tăng tình trạng nám. Các chất ô nhiễm trong không khí có thể liên kết với da và ăn mòn bề mặt bảo vệ. Làm cho nó yếu hơn và dễ bị tổn thương hơn bởi ánh nắng mặt trời. Làm sạch da mỗi tối trước khi đi ngủ bằng sữa rửa mặt có thể loại bỏ triệt để các hạt bụi và giúp bảo vệ da.
Chống căng thẳng da bằng chất chống oxy hóa. Vitamin C và E có thể giúp chữa lành tổn thương từ ánh sáng mặt trời. Vì vậy, hãy nhỏ một vài giọt huyết thanh có chứa các vitamin này để cải thiện sức khỏe của da và tránh tác hại của ánh nắng mặt trời.
Giữ ẩm cho làn da của bạn thường xuyên. Sử dụng một loại kem dưỡng ẩm tốt sau huyết thanh để khôi phục hàng rào lipid (chất béo) của da, giúp bảo vệ nó khỏi bị hư hại.