Phụ nữ mang thai sẽ gặp phải rất nhiều thay đổi trong nội tiết, điều đó ảnh hưởng rất nhiều đến làn da. Khi đó thường gây hoang mang và tự ti cho phụ nữ. Hãy cùng Hana điểm qua các vấn đề về da mà phụ nữ mang thai phải đối mặt.
Mặt nạ thai kỳ
Khi mang thai, bạn sẽ cảm thấy sự gia tăng hormone kích thích sắc tố, thể hiện rõ nhất ở việc làn da không chỉ bị mụn mà còn xuất hiện những mảng da không đều màu trên mặt. Người ta hay gọi những mảng này là ” mặt nạ thời kì” hay là nám da. Việc này ở một số chị em thường là do di truyền và sẽ mất dần sau khi mang thai. Còn lại là do không biết cách dưỡng da khi mang thai, trường hợp này phải xét ở nhiều góc độ mà điều trị
Phụ nữ mang thai dễ bị nổi mụn
Sự thay đổi nội tiết tố kéo theo sự tăng tiết bã nhờn khi mang thai, nếu không biết chăm sóc da khi mang thai đúng cách thì chúng dễ gây bít các lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển và gây mụn.
Do đó, nếu lỡ gặp phải các mẹ bầu nên:
- Rửa mặt ít nhất từ 2 lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt để giữ da luôn sạch và làm giảm lượng dầu tiết ra trên bề mặt da. Hãy chọn sản phẩm sữa rửa mặt an toàn cho bà bầu, ưu tiên loại có chiết xuất từ thiên nhiên.
- Tránh sờ, cạy nặn mụn.
- Hạn chế trang điểm.
- Ăn nhiều rau xanh và hoa quả để tăng cường nước và vitamin cho da.
- Tránh tự ý sử dụng các loại thuốc trị mụn, đặc biệt là các loại thuốc bôi hay thuốc uống vì chúng có thể gây ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi. Hãy nhờ sự trợ giúp của bác sĩ chuyên khoa.
- Nên đắp các loại mặt nạ trị mụn từ thiên nhiên như: Trứng gà + chanh tươi, tinh bột nghệ + sữa chua + mật ong,…
Độ nhạy cảm tăng cao
Sự thay đổi hormone trong thai kỳ cũng có thể làm tăng độ nhạy cảm da và bạn có thể thấy da mình mẫn cảm hơn với ánh nắng mặt trời và một số sản phẩm nhất đã dùng trước đây. Abigail James nói rằng: “Người ta nghĩ rằng đây là cách để cơ thể chúng ta tự bảo vệ bản thân và thai nhi khỏi bị nhiễm trùng và bệnh tật”. Nhưng với mụn được nhắc ở trên, các vấn đề khi da nhạy cảm cũng có thể tồi tệ hơn nếu không điều trị đúng cách.
Ngứa sần mề đay
Phụ nữ mang thai thường xuất hiện các triệu chứng như phát ban màu đỏ, rất ngứa, nổi thành các mảng mề đay rộng trên bụng. Hiện tượng này được gọi là ngứa sẩn mề đay trong thai kỳ hay phát ban đa dạng.
Ngứa sẩn mề đay thường xảy ra ở ba tháng cuối thai kỳ hoặc bắt đầu sớm hơn và đôi khi là trong hai tuần đầu sau khi sinh. Tuy nhiên, may mắn là nó không gây nguy hiểm cho bạn và em bé. Nó thường biến mất trong vài ngày hoặc vài tuần sau sinh.
Ứ mật sản khoa (OC)
Một số phụ nữ sẽ bị ngứa trong lòng bàn tay và lòng bàn chân, nhưng không phát ban, thỉnh thoảng bị vàng da và buồn nôn. Đây là dấu hiệu ứ mật sản khoa xuất hiện trong quý thứ ba của thai kì. Hiện tượng này là do chức năng gan suy giảm, trong khi dòng chảy của mật từ gan xuống ruột bị chậm do hormone quá nhiều.
Nó không gây nguy hiểm cho mẹ và bé, nhưng có thể ảnh hưởng đến tình trạng đông máu, ngoài ra cũng làm tăng nguy cơ sinh non; vì vậy bạn cần theo dõi cẩn thận qua xét nghiệm máu, siêu âm kết hợp kiểm tra nhịp tim.
Rạn da
Đa số phụ nữ bị rạn da khi mang thai, lúc đầu là những vết nhỏ, mờ, có màu trắng hoặc hơi hồng, nó bắt đầu xuất hiện từ tháng thứ 3 nhưng từ tháng thứ 6 mới nổi rõ, có màu tím thâm. Càng về những tháng cuối thì rạn da càng phát triển hơn nữa. Và hậu quả nặng nề là làn da bị nhăn nhúm, sần sùi, lởm chởm vết rạn có màu thâm sau sinh nhìn rất mất thẩm mỹ.
Thêm vào đó, bạn có thể gặp một số vấn đề khác như: sưng mạch máu làm nổi và giãn tĩnh mạch, tăng trưởng ở tóc và da quá mức, nhưng không quá trầm trọng. Hầu hết chúng đều là tạm thời và dễ biến mất sau khi sinh bé.