Làn da cháy nắng tiềm ẩn nhiều nguy hiểm, chúng có thể gây nám da, sạm da và nặng nề hơn có thể gây tổn thương da nếu không biết cách phục hồi làn da bị cháy nắng.
Sự nguy hiểm khi làn da bị cháy nắng
Cháy nắng (còn được gọi là sunburn) là hiện tượng làn da bị bỏng, rát, sạm màu, thậm chí bị lột da do chịu tác động và xâm hại mạnh từ tia UV của ánh nắng mặt trời. Như đã tìm hiểu ở nhiều bài viết trước, trong ánh nắng mặt trời có nhiều loại tia cực tím nguy hiểm với làn da như UVA, UVB,… Trong đó, loại tia UVA có khả năng xuyên thấu qua vải quần áo, nón, kính xe hơi,… gây nên tình trạng tổn thương tế bào da nghiêm trọng. Nếu để làn da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài thì bạn sẽ phải đối diện với nhiều nguy cơ như:
– Da bỏng rát, khó chịu do tế bào da bị “bỏng” với sức nhiệt cao từ ánh nắng mặt trời
– Da ửng đỏ, sạm màu và nguy cơ nám da dường như là chắc chắn
– Da có thể bị lột, đau khi tế bào da bị tổn thương sau
– Rất khó điều trị về sau nều không có cách bảo vệ và phục hồi nhanh chóng.
Cách phục hồi làn da bị cháy nắng hiệu quả
Khi có các dấu hiệu của làn da bị cháy nắng, hãy ngay lập tức áp dụng những cách phục hồi da bị cháy nắng một cách sớm nhất có thể để giúp phục hồi da, tránh tổn thương nặng nề hơn về sau. Các cách phục hồi da bị cháy nắng bao gồm:
1. Làm mát cho da nhanh nhất có thể
Nếu cảm nhận được những dấu hiệu của làn da bị cháy nắng, hãy tìm cách làm mát cho da càng nhanh càng tốt. Bạn có thể dùng xịt khoáng, chườm đá lạnh, khăn lạnh,… để làm dịu da. Việc này sẽ giúp cân bằng nhiệt vùng da bị cháy nắng, dù là da mặt hay da body cũng áp dụng phương pháp làm mát phù hợp để giúp làn da dễ chịu hơn, hạn chế thấp nhất những tổn thương tiếp theo có thể xảy ra.
2. Dưỡng ẩm cho da
Sau khi “cấp cứu” cho làn da cháy nắng bằng cách làm mát tức thời, việc tiếp theo bạn cần làm dưỡng ẩm cho da. Bạn có thể dùng các loại kem dưỡng ẩm chuyên sâu, có thành phần tự nhiên để giúp cung cấp dưỡng chất và độ ẩm cho da, phục hồi lại các vùng da bị tổn thương trước đó.
Lưu ý là tuyệt đối không được sử dụng các loại kem dưỡng trong thành phần có chứa petroleum, benzocaine, lidocaine. Những chất này có thể khiến da có cảm giác nóng rát hơn và gây kích ứng cho da. Cũng ghi nhớ là không dùng các loại kem dưỡng có mùi để thoa lên da khi bị cháy nắng.
Ngoài ra, bạn cũng có thể áp dụng đắp mặt nạ tự nhiên bằng nha đam, bạc hà, trà xanh,… để giúp da dịu nhẹ trở lại.
3. Không cố gắng làm vỡ các vết thương phồng rộp
Khi làn da bị phồng rộp có nghĩa bạn đang bị cháy nắng cấp độ 2. Lúc này hãy để vết thương tự xẹp và làm lành, đừng cố gắng lột da, làm vỡ các vết phồng vì chúng sẽ gây tổn thương da thêm sâu và tăng nguy cơ nhiễm trùng da.
4. Uống nhiều nước, bổ sung nhiều dưỡng chất
Trong thời gian điều trị da cháy nắng hãy cố gắng có một chế độ ăn uống hợp lý. Nên ăn nhiều trái cây chứa vitamin C, A, E để tăng sức đề kháng cũng như độ ẩm cho da. Ngoài ra, cũng đừng quên uống nhiều nước để giúp cơ thể khỏe hơn, làn da được cân bằng độ ẩm, hỗ trợ vết thương mau lành.
5. Đến ngay bác sĩ chuyên khoa nếu gặp biến chứng
Nếu bạn cảm thấy làn da bị cháy nắng ở cấp độ ăn, da rát, rộp, đỏ ửng và cảm thấy cơ thể mệt mỏi, khó chịu thì hãy đến ngay một bác sĩ chuyên khoa da liễu để giúp bạn có được phương pháp phục hồi và tái tạo nha an toàn và hiệu quả nhất. Đừng cố điều trị tại nhà vì chúng có khả năng gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm, khó tái tạo về sau.
Với những cách phục hồi làn da bị cháy nắng nêu trên làn da của bạn sẽ nhanh chóng lấy lại được sự tươi tắn và khỏe mạnh. Hãy tỉnh táo khi làn da bị cháy nắng để có những bước xử lý phù hợp. Và để an toàn hơn, bạn có thể liên hệ với một Bác sĩ chuyên khoa để giúp bạn tư vấn cách phục hồi làn da bị cháy nắng một cách hiệu quả nhất.
====> Bài viết tham khảo : điều trị nám da do cháy nắng
Hotline tư vấn: 0937 445 669