Lăn kim là phương pháp làm đẹp rất được nhiều chị em ưa chuộng nhờ mang đến nhiều công dụng trong điều trị da như thu nhỏ lỗ chân lông, làm sáng da, trẻ hóa, hỗ trợ trị sẹo,… Tuy nhiên để đạt được hiệu quả làm đẹp tốt nhất thì bạn phải nhớ lưu ý về phương pháp lăn kim ở một vài điểm nhé.
Lưu ý về phương pháp lăn kim: Đối tượng nào không nên lăn kim?
Mặc dù mang đến nhiều công dụng làm đẹp da nhưng không phải đối tượng nào cũng có thể thực hiện lăn kim. Để có kết quả tốt nhất thì tốt nhất bạn nên đi lăn kim khi không gặp phải vấn đề dưới đây:
- Đang gặp phải tình trạng mụn nhiều, đặc biệt là mụn viêm, vì khi lăn kim sẽ dễ làm vỡ các mụn này, dễ lây lan vi khuẩn qua những vùng da khác trên mặt.
- Bệnh lý máu khó đông, rối loạn đông máu.
- Nhiễm trùng da tại vùng da cần thực hiện điều trị.
- Có bệnh lý chàm, vảy nến.
- Đang mang thai.
- Đang xạ trị hay hóa trị.
Một quy trình lăn kim diễn ra như thế nào?
Ở mỗi địa chỉ làm đẹp sẽ có một quy trình lăn kim chuẩn nhưng đều đảm bảo những bước cơ bản sau:
Thăm khám và tư vấn
Không chỉ riêng gì phương pháp lăn kim mà bất cứ phương pháp làm đẹp da nào, bước đầu tiên đều trải qua bước thăm khám và tư vấn. Bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng da của bạn như thế nào, đánh giá xem da có phù hợp để thực hiện phương pháp lăn kim hay không. Nếu không phù hợp thì sẽ đưa ra phương pháp điều trị để cải thiện vấn đề da hiện tại cho ổn rồi mới lăn kim sau. Còn da của bạn phù hợp thì sẽ tiến hành bước tiếp theo.
Vệ sinh da mặt
Bước này sẽ giúp bạn loại bỏ lớp trang điểm và bụi bẩn trên mặt để tạo điều kiện thuận lợi cho việc lăn kim. Kĩ thuật viên sẽ sử dụng dung dịch tẩy trang và sữa rửa mặt để loại bỏ bụi bẩn và dầu thừa.
Ủ tê da mặt
Ủ tê bằng kem tê khoảng 45 phút để tạo cảm giác thoải mái khi bạn lăn kim
Tiến hành lăn kim
Bác sĩ sử dụng con lăn hoặc kim lăn máy. Kim được lăn đều khắp bề mặt da và có thường bị chảy máu nhẹ sau khi thực hiện. Tuy nhiên chảy máu không nhiều nên không đáng lo ngại.
Thoa dưỡng chất
Sau khi lăn kim xong bạn sẽ được bác sĩ dặn dò uống thuốc và đưa sản phẩm thoa lên vùng da vừa lăn kim để tăng tốc độ phục hồi và tăng hiệu quả trẻ hóa da.
Lăn kim cũng có tác dụng phụ
Mặc dù lăn kim là một phương pháp ít xâm lấn và an toàn, tuy nhiên các tác dụng phụ sau có thể xảy ra khi bạn thực hiện ở những địa chỉ không uy tín:
- Các vết lưới có thể xảy ra ở vùng da mặt sát xương gồ cao như gò má trong quá trình lăn kim. Tuy nhiên tình trạng này cũng không quá nghiêm trọng và nó sẽ tự biến mất.
- Mụn nổi nhiều sau khi thực hiện lăn kim: Nguyên nhân có thể do mụn ẩn bên dưới bị kích thích trồi lên hoặc chăm sóc da không đúng cách.
- Herpes sẽ bị bùng phát trở lại trên cơ địa đã có tiền sử nhiễm herpes trước đó. Biểu hiện là da sẽ nổi mụn nước, mọc thành chùm và rất đau.
- Nhiễm trùng hiếm khi xảy ra. Tuy nhiên nếu bạn lăn kim tại một cơ sở không đảm bảo hoặc được thực hiên bởi người không có chuyên môn thì cũng dễ bị nhiễm trùng da.
Chăm sóc da sau lăn kim đúng cách để đạt kết quả tốt nhất.
Làn da sau khi thực hiện quy trình lăn kim rất mỏng manh và dễ bị tổn thương. Vì vậy chăm sóc da sau đó đúng cách là rất quan trọng. Sau khi lăn kim xong bạn hạn chế tiếp xúc với ánh nắng vì da lúc này còn non, dễ bị sạm đen, bị thâm. Bạn cũng không nên trang điểm hoặc hạn chế trang điểm vì các sản phẩm make up thường lâu trôi nên dễ gây bít tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Tuyệt đối không cạy, gỡ mài nhỏ li ti mà nên để chúng bong tự nhiên.
Dưỡng ẩm vì hàng rào bảo vệ da bị tổn thương tạm thời sau khi lăn kim nên rất dễ bị mất nước. Uống nhiều nước kèm với sử dụng kem dưỡng ẩm hoặc xịt khoáng giúp da nhanh hồi phục. Lưu ý lựa chọn sản phẩm dưỡng ẩm có kết cấu lỏng nhẹ giúp hạn chế bít tắc lỗ chân lông và gây ra mụn.
Chọn lựa cơ sở thẩm mỹ để lăn kim
Chọn địa chỉ lăn kim uy tín giúp đảm bảo an toàn khi thực hiện phương pháp có xâm lấn đến làn da. Cơ sở làm đẹp đảm bảo có bác sĩ, chuyên gia kinh nghiệm, dụng cụ được vô khuẩn, quy trình thực hiện theo chuẩn và tay nghề cao giúp hạn chế những tác dụng phụ không mong muốn, tránh nhiễm trùng da và mang đến kết quả cao nhất.