Bạn bị mụn trứng cá. Bạn thường suy nghĩ mình thiếu kẽm và bổ sung thêm kẽm. Việc bổ sung thêm kẽm có tác dụng rất lớn đối với quá trình điều trị mụn nhờ khả năng làm suy giảm chức năng hệ miễn dịch. Hãy cùng Phòng khám Hana tìm hiểu rõ hơn ở bài viết dưới đây:
Cơ chế gây mụn của vi khuẩn P.acnes
Mụn trứng cá là vấn đề có liên quan đến sự sinh sôi quá mức của vi khuẩn P.acnes. Giống như nhiều loại vi khuẩn khác sống trên da và cơ thể người, vi khuẩn P. acnes cũng chỉ tồn tại số lượng nhỏ. Tuyến bã nhờn dưới da tạo ra dầu để bôi trơn và tại sự đàn hồi, giúp da không bị nhăn, nứt khi cười nói hay ăn uống.
Vi khuẩn P.acnes tiêu thụ dầu trong lỗ chân lông và nhả ra axit béo làm da mềm mại và ngăn ngừa sự tích tụ dầu thừa trên da. Mối quan hệ giữa da và vi khuẩn mụn được xem là mối quan hệ “hai bên cùng có lợi” cho đến khi vi khuẩn bị mắc kẹt trong lỗ chân lông.
Nguyên nhân gây mụn không phải là do sự sinh sôi quá mức của vi khuẩn khiến da bị phá hủy mà là do cơ chế sinh tồn của vi khuẩn chúng tìm cách để chuyển sang các lỗ chân lông khác để tiếp tục sinh sôi. Tuy nhiên, vi khuẩn không trực tiếp tấn công da mà chúng tiết ra một số loại chất để đưa các tế bào bạch cầu tập trung lại gây bít lỗ chân lông. Và các chất khác để khiến vùng da quanh lỗ chân lông bị bít trở nên nhạy cảm hơn với các chất gây viêm do tế bào bạch cầu tiết ra.
Các phản ứng viêm sẽ dẫn đến 2 kết quả sau: thứ nhất là mở đường cho các vi khuẩn P.acnes thoát ra ngoài hoặc thứ 2 là tiêu diệt các mô da giúp cho vi khuẩn đi sâu vào da hơn. Và sau đó các lỗ chân lông bị viêm sẽ được bao phủ bởi một lớp da mới dẫn đến sự hình thành mụn viêm và mụn mủ.
Kẽm làm gián đoạn quá trình gây viêm mụn
Việc bổ sung kẽm có thể có tác dụng rất lớn đối với quá trình điều trị mụn nhờ khả năng làm suy giảm chức năng của hệ miễn dịch. Vi khuẩn P. acnes không gây hại cho da mà chính sự phản ứng của hệ miễn dịch với vi khuẩn mới gây hại da
Cơ thể người có thể dùng kẽm để tạo ra hơn 300 loại enzym khác nhau. Các loại enzym này có thể dẩy nhanh hoặc làm chậm các phản ứng hóa học. Kẽm là một phần quan trọng trong emzym và tác động điều chỉnh các loại enzym khác trong cơ thể. Trong da kẽm điều chỉnh sự sản sinh ra hormone giải phóng CRH (corticotrophin).
CRH là loại hormone mà não gửi đến tuyến thượng thận để tiết ra hormone giảm stress cortisol. Các nhà khoa học đã nhận thấy rằng trên da cũng có cơ chế tương tự. Khi da phải chịu các tác động như cháy nắng, dị ứng các hóa chất hay bít lỗ chân lông. Các dây thần kinh gửi tín hiệu đến các tế bào sừng để giải phóng CRH.
Trong da không tồn tại tuyến thượng thận và hormone giải phóng CHR cũng không tạo ra cortisol. Thay vào đó nó kích hoạt các dưỡng bào tạo ra histamine để tiêu diệt các tế bào bị tổn thương. Histamine cũng là chất gây ra các phản ứng dị ướng trên da.
CRH còn làm tăng sự biệt hóa tế bào da – Quá trình tạo nên thành lỗ chân lông. Tuy nhiên khi lỗ chân lông bị bít bởi dầu thừa và vi khuẩn P.acnes thì việc sản sinh thêm tế bào mới không phải là điều thuận lợi. Mà chỉ khiến cho lỗ chân lông càng thu hẹp lại.
CRH còn làm tăng sự sản sinh dầu. Mặc dù bình thường dầu có chức năng bảo vệ da nhưng ở trường hợp này sự tiết dầu thừa chỉ gây hại cho lỗ chân lông vốn đang bị thu hẹp bởi sự phát triển quá mức của tế bào.
Kẽm có khả năng ngăn cản sự sản sinh ra hormone giải phóng CRH, từ đó không cho histamine được tiết ra. Bên cạnh đó còn ngăn chặn sự phát triển của tế bào da và sản sinh dầu thừa.
Tất cả các tác động trên đều diễn ra ở giai đoạn đầu của sự hình thành mụn. Chính vì vậy kẽm thường phù hợp để ngăn ngừa mụn đầu đen và mụn cám hơn mụn mủ. Kẽm không có tác dụng hay trị viêm do vi khuẩn mụn gây ra nhưng có thể ngăn chặn các dấu hiệu ban đầu của sưng đỏ và kích ứng do dưỡng bào gây ra.