Trong cơ thể của chúng ta có một loại nấm gây mụn mang tên Fungus. Và có thông tin cho rằng ” loại nấm này phát triển nhờ đường trong cơ thể. Vì thế những người bị mụn nên dừng thức ăn chứa đường”. Vậy nhận định này có đúng không? Mối quan hệ giữa đường và mụn trứng cá là gì? Hãy cùng Phòng khám Hana tìm hiểu nhé!
Mụn và viêm da
Mụn xuất hiện là do lỗ chân lông bị bít tắc. Nhưng đôi khi lỗ chân lông bị bít tắc không gây mụn viêm mà chỉ xuất hiện mụn đầu đen, trắng. Khi lỗ chân lông bị viêm gây mụn mủ, mụn đỏ, mụn nang và mụn bọc.
Trong mụn chưa các vi khuẩn gây mụn, tuy nhiên các vi khuẩn này không tự gây viêm. Chính hệ miễn dịch của chúng ta tác động gây viêm để loại trừ vi khuẩn. Đáng tiếc vi khuẩn lại có cơ chế tự bảo vệ bằng cách tiết ra đưa phản ứng viêm ngược vào da. Hệ miễn dịch có thể tiêu diệt hết toàn bộ vi khuẩn. Nhưng vẫn có một số thoát ra được khi bị bóp hay nặn.
Lượng đường trong chế độ ăn hàng ngày quyết định mức độ nặng nhẹ của các phản ứng viêm. Nhưng chúng lại cần thêm sự xúc tác của chất béo. N-6 là loại axit béo nhẹ có chưa các hormone gây viêm. Loại axit này có nhiều trong các loại dầu thực vật: đặc biệt là dầu đậu nành và dầu hạt cải.
Cũng có một loại axit béo khác là n-3 chưa hormone điều chỉnh phản ứng viêm. Loại này chứa nhiều trong gan cá tuyết, mỡ cá nước lạnh, các loại hạt và dầu hạt lanh.
Khi chế độ ăn quá nhiều n-6 và thiếu n-3, cơ thể sản sinh ra nhiều phản ứng viêm thay vì điều chỉnh chúng. Tuy nhiên, nếu bạn ăn quá nhiều đường, dù đã bổ sung đủ n-3 thì vẫn gây ra phản ửng viêm.
Đường có tác động như thế nào đối với mụn?
Khi bạn ăn nhiều loại axtit béo tốt (n-3) thì lượng đường mà cơ thể chịu đựng được sẽ tăng cao hơn một chút. Và ngược lại. Ngoài ra còn một số loại thực phẩm đặc biệt có hại cho cơ thể khi kết hợp với đường. Đó là thực phẩm chứa hàm lượng axit béo Arachidonic.
Lương axit béo này có nhiều trong thịt vịt, trứng gà… Sự kết hợp của đường với axit béo Arachidonic làm gia tăng các phản ứng viêm. Vậy ta thấy các loại mụn được gây ra bởi phản ứng viêm đều liên quan gián tiếp đến lượng đường trong cơ thể.
Chế độ ăn như thế nào tốt cho da mụn
Bạn nên bổ sung axit béo n-3 hàng ngày sẽ tốt cho việc trị mụn. Một thìa cà phê dầu gan cá tuyết chứa lượng Vitamin A. Tuy nhiên đừng vượt quá 4-5ml/ngày.
Vitamin C có trong các loại thuốc và trong hoa quả có khả năng tăng tiết dầu nhẹ và khô da. Không nên bổ sung quá 2000mg Vitamin C/ngày. Nếu không những vấn đề nó gây ra sẽ còn nhiều hơn lợi ích nó mang lại.
Một số nghiên cứu khám phá ra rằng, lượng canxi có trong sản phẩm từ sữa làm tăng độ pH của da, nhờ đó tiêu diệt vi khuẩn gây mụn. Thật tiếc là điều này chỉ xảy ra ở nám giới.
Bạn đừng quên việc ăn uống chỉ là tác động nhỏ từ bên trong. Hãy thường xuyên rửa mặt sạch sẽ, tẩy da chết và dưỡng ẩm cho da để đẩy lùi những nốt mụn đáng ghét nhé.