Vùng chữ T của gương mặt nên là nơi tập trung nhiều dầu nhờn. Đồng thời khói bụi dễ bám vào nên rất dễ nổi mụn. Nhưng không đồng nghĩa việc nổi mụn ở khu vực này là bình thường. Nếu bạn đang chăm sóc da tốt vậy mà những khu này vẫn nổi mụn. Thì hãy chú ý, nó có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nào đó. Hãy cùng Phòng khám Hana tìm hiểu nhé!
Mụn ở vùng trán
Mụn xuất hiện ở vùng trán thường đến từ việc để tóc mái hoặc do vệ sinh vùng da này không sạch. Tuy nhiên nếu bạn không để tóc mái, và vẫn vệ sinh da mặt tốt. Mà bên cạnh đó, mụn mọc đột ngột tại vùng da trán với mức độ dày đặc. Thì đây cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bạn bị các bệnh về đường tiêu hóa. Nhất là các cơ quan như ruột già và bàng quang. Người bị mụn trên trán thường có hệ tiêu hóa kém và nhiễm trùng đường tiết niệu.
Mọc mụn ở trán là phản ứng chống lại stress của bạn. Khi căng thẳng, cơ thể bạn giải phóng adrenaline – chất có thể làm tăng việc sản xuất dầu và tăng khả năng mọc mụn.
Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể tới gặp bác sĩ để có kết luận chính xác nhất. Nếu chính xác, bạn nên chú ý chế độ ăn uống, lựa chọn thực phẩm giàu chất chống oxy hóa (cà chua, quả anh đào, táo, chanh, trà xanh…). Để điều trị vấn đề về tiêu hóa, hỗ trợ hết mụn.
Mụn mọc vùng mũi
Mụn trên mũi có thể là sự cảnh báo bạn đang gặp phải vấn đề về tim mạch như huyết áp cao, thường xuyên căng thẳng… Ngoài ra, các vấn đề về hệ sinh sản (buồng trứng) khiến mụn xuất hiện ở vùng mũi. Rối loạn chức năng gan, mắc các bệnh về gan như ung thư, xơ gan thường làm xuất hiện mụn đỏ trên mũi.
Một vị trí mà chúng ta ít gặp phải: mụn mọc bên trong mũi. Mụn mọc bên trong mũi do bạn đang gặp vấn đề bệnh lý như viêm xoang, hay dùng tay ngoáy mũi làm trầy xước niêm mạc của mũi.
Trong đó, cholesterol cao sẽ gây ảnh hưởng đến tim và mạch máu. Bạn cần tránh những thực phẩm làm tăng mỡ máu – nguyên nhân gây nên cơn đau tim. Thay thế bằng chế độ ăn lành mạnh, giảm cholesterol và duy trì huyết áp bình thường. Đồng thời, thường xuyên sử dụng trà thảo dược giải nhiệt cho cơ thể.
Mụn ở vùng cằm
Nếu mụn trứng cá xuất hiện dày đặc ở vùng cằm, thường là có nguyên nhân liên quan đến hormone. Cụ thể là do dư thừa nội tiết tố androgen nam (trong đó bao gồm testosterone). Những kích thích tố này có thể kích thích quá mức tuyến dầu và làm tắc nghẽn lỗ chân lông khiến mụn bùng phát.
Bạn nên tránh xa đồ ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ, các chất kích thích và thuốc lá để cơ thể dần ổn định lại nội tiết tố.