Ở bài viết trước chúng ta đã tìm hiểu được nguyên nhân phát sinh mụn trứng cá đỏ và mụn trứng cá đỏ hình thành như thế nào: biểu hiện, di chứng… Hãy cùng Dr. Hana nguyên cứu về các phương pháp điều trị hiệu quả và dứt điểm mụn trứng cá đỏ.
Triệu chứng của mụn trứng cá đỏ
Mụn trứng cá đỏ có thể ảnh hưởng đến bất cứ ai. Nhưng nó phổ biến nhất ở phụ nữ trung niên có làn da sáng. Trứng cá đỏ biểu hiện qua các triệu chứng sau đây:
Vị trí: Các triệu chứng của bệnh trứng cá đỏ thường chỉ biểu hiện ở da mặt và tập trung giữa mặt như trán, mũi, má, cằm. Bệnh cũng có thể ảnh hưởng đến vùng mi mắt, và hiếm biểu hiện ở các vùng khác của cơ thể.
Đỏ và khô da: Triệu chứng đầu tiên thường gặp của bệnh trứng cá đỏ là tình trạng đỏ bừng mặt. Tại vùng bị đỏ da, có thể nhìn thấy nhiều mạch máu nhỏ hiện rõ trên bề mặt da và da trở nên khô ráp. Các mạch máu nhỏ trên mũi và má của bạn thường sưng lên và nhìn thấy được.
Châm chích, bỏng rát: Triệu chứng này thường đi kèm với đỏ da mặt. Người bệnh cảm giác vùng da đỏ châm chích, bỏng rát hay ngứa và xuất hiện nhiều hơn khi sử dụng mỹ phẩm dưỡng da hoặc trang điểm. Chính điểm này khiến cho người bệnh lầm tưởng mình bị dị ứng với các loại mỹ phẩm chăm sóc da.
Mụn đỏ, mụn mủ: Ngoài triệu chứng đỏ da, người bệnh có thể bị nổi nhiều mụn đỏ hay mụn mủ ở vùng da mặt.
Các mụn này xuất hiện có thể bị chẩn đoán lầm với bệnh mụn trứng cá, tuy nhiên trong trường hợp bị trứng cá đỏ sẽ không xuất hiện các mụn đầu đen hay nhân mụn ẩn như trong mụn trứng cá.
Những vấn đề về mắt: Một vài trường hợp trứng cá đỏ ảnh hưởng đến mắt với dấu hiệu mạch máu bị giãn và hiện rõ trên lòng trắng của mắt khiến cho mắt bị đỏ. Người bệnh thường xuyên cảm giác khô mắt, ngứa mắt, chảy nước mắt, sưng mí mắt và sợ ánh sáng. Trong trường hợp nặng mà không được điều trị, người bệnh có thể bị giảm thị lực hay thậm chí mù lòa.
Mũi to: Theo thời gian, mụn trứng cá đỏ có thể làm dày da trên mũi, khiến mũi xuất hiện nhiều củ (rhophyma). Điều này xảy ra thường xuyên hơn ở nam giới hơn phụ nữ.
Phương pháp điều trị mụn trứng cá đỏ
Kiểm soát bệnh bằng các liệu pháp dùng thuốc và không dùng thuốc để giảm các triệu chứng của mụn trứng cá đỏ.
1. Liệu pháp dùng thuốc
Mỗi loại thuốc dùng tại chỗ hay thuốc dùng toàn thân chỉ làm giảm một số triệu chứng mà không làm giảm tất cả triệu chứng của mụn trứng cá đỏ. Thầy thuốc căn cứ vào nhóm bệnh, triệu chứng nổi bật của nhóm bệnh đó mà chọn thuốc phù hợp.
2. Các thuốc dùng tại chỗ
Erythromycin đơn hay benzoyl peroxide phối hợp với clindamycin (kem trị mụn trứng cá đỏ) hoặc erythromycin có hiệu quả tốt với mụn trứng cá đỏ.
Metronidazol: Làm giảm ban đỏ, nốt sẩn, mụn mủ. Dung nạp tốt.
Acid azelaic: làm giảm chứng ban đỏ, nốt sần, mụn mủ bằng hay hơn metronidazol nhưng không làm giảm được chứng giãn mạch. Hiệu quả tốt hơn metronidazol nhưng gây kích thích, châm chích, ngứa ngáy, khô da.
3. Thuốc toàn thân (uống)
- Kháng sinh nhóm tetreacyclin, doxycyclin: Làm giảm sần, mụn mủ.
- Kháng sinh nhóm macrolid thế hệ mới (clarithromycin, azithromycin): Làm giảm được chứng ban đỏ, giãn mạch, sần, mụn mủ, phù nề, khống chế việc lan rộng bệnh.
- Metronidazol: Làm giảm được sẩn, mụn mủ như tetracyclin; giảm ban đỏ, giãn mạch, sẩn, mụn mủ, phù nề, khống chế việc lan rộng bệnh như dỉsulfiram. Tuy nhiên không dùng được cho những người bệnh có các triệu chứng phụ hiếm gặp như bệnh thần kinh, co giật.